Tại Hội chợ Trung Quốc Á-Âu lần thứ hai vừa diễn ra tại Urumqui, thủ phủ Khu tự trị Tân Cương (tây bắc Trung Quốc), lãnh đạo các nước cùng giới đầu tư đã bàn thảo về triển vọng của dự án hồi sinh "con đường tơ lụa" - con đường thương mại xuyên qua vùng đất rộng lớn thuộc hai châu lục.
Trong buổi lễ khai mạc hội chợ, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết công trình xây dựng tuyến đường Á-Âu đang được đẩy nhanh tiến độ. Trên tuyến đường này có 17 cảng cấp quốc gia, hai sân bay quốc tế và nhiều đường sắt, đường cao tốc nối khu vực Tân Cương nằm sâu trong đất liền thuộc vùng núi miền Tây Trung Quốc với các nước láng giềng ở phía Tây.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết, tuyến đường sắt xuyên biên giới thứ hai nối Trung Quốc với Kazakhstan cũng đang được kết nối, trong khi tuyến đường cao tốc Trung Quốc-Kyrgyzstan-Uzbekistan cũng chuẩn bị sớm được hoàn thành.
Ông nhấn mạnh: "'Con đường tơ lụa' mới bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt, sân bay, trung tâm truyền thông và các hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt đang dần hình thành."
Gần 2.000 năm sau khi "con đường tơ lụa" xuất hiện, những nỗ lực để khôi phục 7.000km đường đã được đề xuất triển khai.
Trung Quốc hối thúc nỗ lực khôi phục con đường giao thương Á-Âu, thông qua đẩy mạnh hợp tác thương mại giữa các nước trong hai châu lục.
Hiện nay, nhiều doanh nhân đã chuyển sang "con đường tơ lụa" ngắn hơn nhiều này để tránh phải đi tuyến đường vòng trên biển xuống phương Nam.
Nhà nghiên cứu cấp cao Che Tanlai của Bộ Đường sắt Trung Quốc cho biết, nếu đi bằng đường biển thì một container hàng cao hơn 12m đi từ miền Trung và miền Tây Trung Quốc sang châu Âu phải mất hơn một tháng, song nếu đi theo"con đường tơ lụa" thì chỉ mất 14-15 ngày.
Theo ông Che, thời gian vận chuyển ngắn hơn sẽ khiến dòng vốn được tận dụng có hiệu quả hơn, qua đó thúc đẩy kinh tế và phát triển giao thương trong khu vực, đặc biệt là những nơi mà con đường đi qua.
Bộ trưởng Kinh tế Kyrgyzstan Temir Sariev cho biết "con đường tơ lụa" và một khu vực các nước Âu Á rộng lớn là "điểm nối và bệ phóng" để thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế và thương mại cho các nước Âu Á nằm dọc tuyến đường.
"Con đường tơ lụa" được tạo nên bởi các thương gia sử dụng lạc đà vận chuyển vải vóc và đồ gốm sứ sang phương Tây, gia vị sang Viễn Đông buôn bán cách đây gần 2.000 năm.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhận định quan hệ của Trung Quốc với các nước Á-Âu hiện ở giai đoạn "tốt nhất" trong lịch sử và đang hướng tới "một tầm cao mới" của sự hợp tác.
Theo ông Ôn Gia Bảo, Trung Quốc đã tổ chức hai phiên họp của Diễn đàn Kinh tế Thương mại với các nước Trung Âu và Đông Âu.
Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại của Trung Quốc với các nước ở Trung Á, Tây Á và Nam Á đã tăng từ 25,4 tỷ USD lên hơn 370 tỷ USD, với nhịp độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 30,8%.
Các công ty Trung Quốc đã đầu tư trực tiếp 250 tỷ USD vào các nước Á-Âu và ký các dự án có tổng trị giá lên tới khoảng 470 tỷ USD.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại khá nhiều thách thức ảnh hưởng đến tốc độ dự án, như hạ tầng yếu kém cùng những phiền hà trong đầu tư và thương mại. Ông Che Tanlai cho biết, hạ tầng cơ sở ở một số nước dọc theo "con đường tơ lụa," nhất là tại một số nước trung Á, không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã hối thúc việc đẩy mạnh hợp tác hạ tầng xuyên biên giới, trong đó có các tuyến đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Trung Quốc-Trung Á, các dự án đường cao tốc và đường sắt chủ chốt, nhằm gia tăng tiến trình kết nối. Ông cũng không quên cam kết Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công trình hạ tầng xuyên biên giới.
Các rào cản về đầu tư và thương mại cũng là những thách thức đối với dự án tái sinh "con đường tơ lụa," trong đó "các chi phí phiền hà" về buôn bán cao gấp 3-4 lần so với các chi phí về thuế trong buôn bán quốc tế./.
Trong buổi lễ khai mạc hội chợ, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết công trình xây dựng tuyến đường Á-Âu đang được đẩy nhanh tiến độ. Trên tuyến đường này có 17 cảng cấp quốc gia, hai sân bay quốc tế và nhiều đường sắt, đường cao tốc nối khu vực Tân Cương nằm sâu trong đất liền thuộc vùng núi miền Tây Trung Quốc với các nước láng giềng ở phía Tây.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết, tuyến đường sắt xuyên biên giới thứ hai nối Trung Quốc với Kazakhstan cũng đang được kết nối, trong khi tuyến đường cao tốc Trung Quốc-Kyrgyzstan-Uzbekistan cũng chuẩn bị sớm được hoàn thành.
Ông nhấn mạnh: "'Con đường tơ lụa' mới bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt, sân bay, trung tâm truyền thông và các hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt đang dần hình thành."
Gần 2.000 năm sau khi "con đường tơ lụa" xuất hiện, những nỗ lực để khôi phục 7.000km đường đã được đề xuất triển khai.
Trung Quốc hối thúc nỗ lực khôi phục con đường giao thương Á-Âu, thông qua đẩy mạnh hợp tác thương mại giữa các nước trong hai châu lục.
Hiện nay, nhiều doanh nhân đã chuyển sang "con đường tơ lụa" ngắn hơn nhiều này để tránh phải đi tuyến đường vòng trên biển xuống phương Nam.
Nhà nghiên cứu cấp cao Che Tanlai của Bộ Đường sắt Trung Quốc cho biết, nếu đi bằng đường biển thì một container hàng cao hơn 12m đi từ miền Trung và miền Tây Trung Quốc sang châu Âu phải mất hơn một tháng, song nếu đi theo"con đường tơ lụa" thì chỉ mất 14-15 ngày.
Theo ông Che, thời gian vận chuyển ngắn hơn sẽ khiến dòng vốn được tận dụng có hiệu quả hơn, qua đó thúc đẩy kinh tế và phát triển giao thương trong khu vực, đặc biệt là những nơi mà con đường đi qua.
Bộ trưởng Kinh tế Kyrgyzstan Temir Sariev cho biết "con đường tơ lụa" và một khu vực các nước Âu Á rộng lớn là "điểm nối và bệ phóng" để thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế và thương mại cho các nước Âu Á nằm dọc tuyến đường.
"Con đường tơ lụa" được tạo nên bởi các thương gia sử dụng lạc đà vận chuyển vải vóc và đồ gốm sứ sang phương Tây, gia vị sang Viễn Đông buôn bán cách đây gần 2.000 năm.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhận định quan hệ của Trung Quốc với các nước Á-Âu hiện ở giai đoạn "tốt nhất" trong lịch sử và đang hướng tới "một tầm cao mới" của sự hợp tác.
Theo ông Ôn Gia Bảo, Trung Quốc đã tổ chức hai phiên họp của Diễn đàn Kinh tế Thương mại với các nước Trung Âu và Đông Âu.
Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại của Trung Quốc với các nước ở Trung Á, Tây Á và Nam Á đã tăng từ 25,4 tỷ USD lên hơn 370 tỷ USD, với nhịp độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 30,8%.
Các công ty Trung Quốc đã đầu tư trực tiếp 250 tỷ USD vào các nước Á-Âu và ký các dự án có tổng trị giá lên tới khoảng 470 tỷ USD.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại khá nhiều thách thức ảnh hưởng đến tốc độ dự án, như hạ tầng yếu kém cùng những phiền hà trong đầu tư và thương mại. Ông Che Tanlai cho biết, hạ tầng cơ sở ở một số nước dọc theo "con đường tơ lụa," nhất là tại một số nước trung Á, không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã hối thúc việc đẩy mạnh hợp tác hạ tầng xuyên biên giới, trong đó có các tuyến đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Trung Quốc-Trung Á, các dự án đường cao tốc và đường sắt chủ chốt, nhằm gia tăng tiến trình kết nối. Ông cũng không quên cam kết Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công trình hạ tầng xuyên biên giới.
Các rào cản về đầu tư và thương mại cũng là những thách thức đối với dự án tái sinh "con đường tơ lụa," trong đó "các chi phí phiền hà" về buôn bán cao gấp 3-4 lần so với các chi phí về thuế trong buôn bán quốc tế./.
Thùy Chi (TTXVN)