Sáng 26/2, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức đánh giá kết quả công tác kiểm kê hát Xoan (dân ca Phú Thọ) để tiến tới hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ đề nghị UNESCO công nhận hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Kết quả kiểm kê cho thấy, toàn tỉnh Phú Thọ có 69 nghệ nhân hát Xoan (từ 60 tuổi trở lên ở 4 phường Xoan của thành phố Việt Trì), 49 người (từ 60 tuổi trở lên) biết hát Xoan, 81 người tham gia các phường Xoan.
Trong số các nghệ nhân hát Xoan, 31 người có độ tuổi từ 80 đến 104, trong đó chỉ có 8 nghệ nhân còn khả năng trình diễn và truyền dạy.
Hát Xoan có ở 18 xã của hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, trong đó 15 xã, phường thuộc thành phố Việt Trì, các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông và Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) và 3 xã thuộc 3 huyện Lập Thạch, Sông Lô và Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc).
Các di tích có hát Xoan có ở 30 cửa đình, trong đó 13 di tích đã được bảo tồn tôn tạo đảm bảo môi trường diễn xướng hát Xoan, 2 di tích đã xuống cấp, 15 di tích đã mất hoàn toàn không còn không gian diễn xướng hát Xoan.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, hiện có 4 phường Xoan được thành lập theo quyết định của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang hoạt động tại thành phố Việt Trì, đó là phường Xoan An Thái, phường Xoan Thét, phường Xoan Phù Đức và phường Xoan Kim Đái; 3 đội hát Xoan tự thành lập ở huyện Lâm Thao và Phù Ninh.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, mục đích của việc kiểm kê nhằm khẳng định, chỉ có thể bảo vệ được hát Xoan khi có những số liệu sự kiểm kê cụ thể, thấy được những chủ nhân thực sự của hát Xoan và thể hiện sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ di sản này.
Tại hội nghị, tỉnh Vĩnh Phúc đã ký cam kết cộng đồng bảo vệ di sản hát Xoan. Đại diện Hội đồng Di sản Quốc gia, Cục Di sản văn hóa, Viện Âm nhạc (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), tỉnh Phú Thọ và các nghệ nhân khẳng định quyết tâm xây dựng hoàn thành hồ sơ trong tháng 3/2010 để trình Chính phủ đề nghị UNESCO công nhận hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp./.
Kết quả kiểm kê cho thấy, toàn tỉnh Phú Thọ có 69 nghệ nhân hát Xoan (từ 60 tuổi trở lên ở 4 phường Xoan của thành phố Việt Trì), 49 người (từ 60 tuổi trở lên) biết hát Xoan, 81 người tham gia các phường Xoan.
Trong số các nghệ nhân hát Xoan, 31 người có độ tuổi từ 80 đến 104, trong đó chỉ có 8 nghệ nhân còn khả năng trình diễn và truyền dạy.
Hát Xoan có ở 18 xã của hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, trong đó 15 xã, phường thuộc thành phố Việt Trì, các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông và Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) và 3 xã thuộc 3 huyện Lập Thạch, Sông Lô và Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc).
Các di tích có hát Xoan có ở 30 cửa đình, trong đó 13 di tích đã được bảo tồn tôn tạo đảm bảo môi trường diễn xướng hát Xoan, 2 di tích đã xuống cấp, 15 di tích đã mất hoàn toàn không còn không gian diễn xướng hát Xoan.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, hiện có 4 phường Xoan được thành lập theo quyết định của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang hoạt động tại thành phố Việt Trì, đó là phường Xoan An Thái, phường Xoan Thét, phường Xoan Phù Đức và phường Xoan Kim Đái; 3 đội hát Xoan tự thành lập ở huyện Lâm Thao và Phù Ninh.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, mục đích của việc kiểm kê nhằm khẳng định, chỉ có thể bảo vệ được hát Xoan khi có những số liệu sự kiểm kê cụ thể, thấy được những chủ nhân thực sự của hát Xoan và thể hiện sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ di sản này.
Tại hội nghị, tỉnh Vĩnh Phúc đã ký cam kết cộng đồng bảo vệ di sản hát Xoan. Đại diện Hội đồng Di sản Quốc gia, Cục Di sản văn hóa, Viện Âm nhạc (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), tỉnh Phú Thọ và các nghệ nhân khẳng định quyết tâm xây dựng hoàn thành hồ sơ trong tháng 3/2010 để trình Chính phủ đề nghị UNESCO công nhận hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp./.
Trương Văn Quân (Vietnam+)