Giáo sư Wu Chongbo, chuyên nghiên cứu về Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn ở Phúc Kiến (Trung Quốc), nhận định rằng Trung Quốc coi Indonesia là một trong những đối tác quan trọng nhất trong các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Theo giáo sư, thương mại giữa hai nước đã phát triển nhanh kể từ khi nối lại quan hệ ngoại giao năm 1990. Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Indonesia đạt 66,2 tỷ USD năm 2012, tăng 9,4% so với năm trước đó.
Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu 20,86 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Indonesia, đưa Trung Quốc trở thành điểm đến xuất khẩu lớn nhất của nước thành viên ASEAN này.
Ngoài mở rộng thương mại, Indonesia đang thu hút ngày càng nhiều đầu tư của Trung Quốc trong những năm qua. Năm 2012, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào nước này đạt 2,12 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2010.
Hai trong số 4 ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc là Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Công Thương Trung Quốc đã thành lập chi nhánh tại Indonesia.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cũng sẽ cung cấp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ở Indonesia.
Chuyên gia Wu dự đoán Chính phủ Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này trong 5 năm tới. Nhà thầu China Harbour Engineering Company Ltd đang xây dựng đường cao tốc tại sân bay Medan còn Shanghai Construction Group đã trúng thầu xây dựng đường cao tốc Bandung.
Về du lịch, du khách Trung Quốc đang giúp thúc đẩy ngành công nghiệp không khói, đóng góp lớn thứ ba vào GDP của nước này.
Năm 2012, Indonesia đã đón 618.000 lượt khách du lịch Trung Quốc, tăng 20,64% so với năm 2011 trong khi giới chức trách du lịch địa phương cam kết thu hút 1 triệu du khách Trung Quốc vào năm 2014 thông qua việc áp dụng nhiều biện pháp như tạo điều kiện thuận lợi trong việc đổi tiền, cải thiện việc đặt phòng khách sạn và tăng số chuyến bay giữa hai nước.
Năm 2008, ngân hàng trung ương của hai nước đã ký kết hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương trị giá 100 tỷ NDT (16,33 tỷ USD).
Chuyên gia Wu cho rằng hiệp định trên sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Indonesia bằng cách thúc đẩy thương mại song phương, đồng thời cũng giúp ổn định đồng rupiah và nếu thị trường tài chính có vấn đề, Ngân hàng trung ương Indonesia sẽ có thêm vốn để đối phó với khủng hoảng./.
Theo giáo sư, thương mại giữa hai nước đã phát triển nhanh kể từ khi nối lại quan hệ ngoại giao năm 1990. Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Indonesia đạt 66,2 tỷ USD năm 2012, tăng 9,4% so với năm trước đó.
Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu 20,86 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Indonesia, đưa Trung Quốc trở thành điểm đến xuất khẩu lớn nhất của nước thành viên ASEAN này.
Ngoài mở rộng thương mại, Indonesia đang thu hút ngày càng nhiều đầu tư của Trung Quốc trong những năm qua. Năm 2012, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào nước này đạt 2,12 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2010.
Hai trong số 4 ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc là Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Công Thương Trung Quốc đã thành lập chi nhánh tại Indonesia.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cũng sẽ cung cấp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ở Indonesia.
Chuyên gia Wu dự đoán Chính phủ Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này trong 5 năm tới. Nhà thầu China Harbour Engineering Company Ltd đang xây dựng đường cao tốc tại sân bay Medan còn Shanghai Construction Group đã trúng thầu xây dựng đường cao tốc Bandung.
Về du lịch, du khách Trung Quốc đang giúp thúc đẩy ngành công nghiệp không khói, đóng góp lớn thứ ba vào GDP của nước này.
Năm 2012, Indonesia đã đón 618.000 lượt khách du lịch Trung Quốc, tăng 20,64% so với năm 2011 trong khi giới chức trách du lịch địa phương cam kết thu hút 1 triệu du khách Trung Quốc vào năm 2014 thông qua việc áp dụng nhiều biện pháp như tạo điều kiện thuận lợi trong việc đổi tiền, cải thiện việc đặt phòng khách sạn và tăng số chuyến bay giữa hai nước.
Năm 2008, ngân hàng trung ương của hai nước đã ký kết hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương trị giá 100 tỷ NDT (16,33 tỷ USD).
Chuyên gia Wu cho rằng hiệp định trên sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Indonesia bằng cách thúc đẩy thương mại song phương, đồng thời cũng giúp ổn định đồng rupiah và nếu thị trường tài chính có vấn đề, Ngân hàng trung ương Indonesia sẽ có thêm vốn để đối phó với khủng hoảng./.
Hải Yến (TTXVN)