Sau lần đầu gặp gỡ đầy ấn tượng tại Liên hoan âm nhạc châu Âu 2009, nhạc sĩ người Pháp gốc Cameroon Roland Tchakounté cùng nhóm nhạc của ông sẽ có hai đêm nhạc tái ngộ khán giả Thủ đô (15 và 16/10) tại Trung tâm văn hóa Pháp, Hà Nội.
Khán giả sẽ được thưởng thức 12 ca khúc Blues mang âm hưởng châu Phi do chính Roland Tchakounté sáng tác như "Nỗi buồn màu đen," "Ở Tchann," "Soukous Blues (Nyangsah)," "Giai điệu ngọt ngào," "Hum hum (Tendi)," "Chunzela," "Nju ne bala," "Vae victis."
Âm nhạc của Roland Tchakounté ghi dấu ấn trong lòng người hâm mộ bởi nó mang đầy những giai điệu hoang dã, nguyên sơ, không bóng bẩy, đứng ở lằn ranh của nỗi buồn và niềm vui. Và đôi khi nó thể hiện một cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi.
Thứ âm nhạc của Roland luôn tạo hứng thú và cảm xúc bất ngờ cho công chúng. Chính vì thế ông đã khẳng định một dấu ấn phong cách riêng không thể trộn lẫn.
Được biết đến từ năm 1999 với album "Bred boo blues shuga," cho đến nay Roland Tchakounté mới làm thêm ba album là "Abango" (2005), "Waka" (2008) và album mới nhất ra mắt vào tháng 5/2010 mang tên “Blues Menessen”. Qua những album này, Roland Tchakounté muốn thể hiện tâm hồn mình cũng như đưa ra các câu hỏi về nhân sinh, về bản chất con người.
Ông đặc biệt đam mê các bài hát của tác giả Mỹ gốc Phi như James Brown, Wilson Picket, Jimi Hendricks... Roland bị nhiễm “virus nhạc Blues” lần đầu tiên khi nghe nhạc của nghệ sỹ Blues bậc thầy được mệnh danh “Rắn chúa” John Lee Hooker.
Và, kể từ đó Roland Tchakounté chỉ có một ước mơ duy nhất là trở thành nghệ sỹ nhạc Blues! Ông đã rất thành công trong việc kết hợp giữa nhạc Blues với âm hưởng nhạc châu Phi và trình bày các ca khúc bằng phương ngữ mẹ đẻ “Bamiléké” - ngôn ngữ của một tộc người tại châu Phi.
Roland Tchakounté còn được đánh giá là nhạc sĩ có ý tưởng mang tính ảo tưởng bởi ông mong muốn rằng sức mạnh của âm nhạc sẽ tập hợp toàn thể nhân loại trong một gia đình lớn duy nhất không có sự phân biệt chủng tộc và màu sắc. "Để biết tâm hồn của con một người hoặc một dân tộc, hãy lắng nghe cảm xúc xuất phát từ âm nhạc của người đó hay dân tộc đó," Roland nói./.
Khán giả sẽ được thưởng thức 12 ca khúc Blues mang âm hưởng châu Phi do chính Roland Tchakounté sáng tác như "Nỗi buồn màu đen," "Ở Tchann," "Soukous Blues (Nyangsah)," "Giai điệu ngọt ngào," "Hum hum (Tendi)," "Chunzela," "Nju ne bala," "Vae victis."
Âm nhạc của Roland Tchakounté ghi dấu ấn trong lòng người hâm mộ bởi nó mang đầy những giai điệu hoang dã, nguyên sơ, không bóng bẩy, đứng ở lằn ranh của nỗi buồn và niềm vui. Và đôi khi nó thể hiện một cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi.
Thứ âm nhạc của Roland luôn tạo hứng thú và cảm xúc bất ngờ cho công chúng. Chính vì thế ông đã khẳng định một dấu ấn phong cách riêng không thể trộn lẫn.
Được biết đến từ năm 1999 với album "Bred boo blues shuga," cho đến nay Roland Tchakounté mới làm thêm ba album là "Abango" (2005), "Waka" (2008) và album mới nhất ra mắt vào tháng 5/2010 mang tên “Blues Menessen”. Qua những album này, Roland Tchakounté muốn thể hiện tâm hồn mình cũng như đưa ra các câu hỏi về nhân sinh, về bản chất con người.
Ông đặc biệt đam mê các bài hát của tác giả Mỹ gốc Phi như James Brown, Wilson Picket, Jimi Hendricks... Roland bị nhiễm “virus nhạc Blues” lần đầu tiên khi nghe nhạc của nghệ sỹ Blues bậc thầy được mệnh danh “Rắn chúa” John Lee Hooker.
Và, kể từ đó Roland Tchakounté chỉ có một ước mơ duy nhất là trở thành nghệ sỹ nhạc Blues! Ông đã rất thành công trong việc kết hợp giữa nhạc Blues với âm hưởng nhạc châu Phi và trình bày các ca khúc bằng phương ngữ mẹ đẻ “Bamiléké” - ngôn ngữ của một tộc người tại châu Phi.
Roland Tchakounté còn được đánh giá là nhạc sĩ có ý tưởng mang tính ảo tưởng bởi ông mong muốn rằng sức mạnh của âm nhạc sẽ tập hợp toàn thể nhân loại trong một gia đình lớn duy nhất không có sự phân biệt chủng tộc và màu sắc. "Để biết tâm hồn của con một người hoặc một dân tộc, hãy lắng nghe cảm xúc xuất phát từ âm nhạc của người đó hay dân tộc đó," Roland nói./.
ChiLê (Vietnam+)