Theo văn kiện sửa đổi, tỷ lệ phiếu ủng hộ tối thiểu mà các chính đảng phải giànhđược để có chân trong Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga được hạ từ 7% xuống còn 5%.
Tuy nhiên, đạo luật trên đây sẽ chỉ có hiệu lực từ năm 2016 chứ không được ápdụng tại cuộc bầu cử Duma Quốc gia khóa VI vào ngày 4/12 tới.
Trước đây, Nga đã áp dụng tỷ lệ phiếu ủng hộ bắt buộc 5% của cử tri để giànhquyền đại diện tại Duma Quốc gia, nhưng từ cuộc bầu cử năm 2007 đã tăng tỷ lệnày lên 7%.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đệ trình dự luật sửa đổi nhằm tạo điều kiệnthuận lợi hơn cho các chính đảng nhỏ hoặc những chính đảng mới thành lập ở Ngacó thể giành quyền đại diện tại Hạ viện nước này, qua đó mở rộng tính đại diệncủa các tầng lớp xã hội ở cơ quan lập pháp cao nhất của nước này.
[Đảng CS Nga được đề nghị lập liên danh tranh cử]
Hiện cuộc tranh đua chính trị ở Nga đã "tăng tốc" trước thềm bầu cử Duma Quốcgia với việc 3 chính đảng "nặng ký," gồm đảng "Nước Nga thống nhất" (UR) cầmquyền, Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) và đảng "Nước Nga công bằng," cuốitháng Chín vừa qua đều đã tổ chức đại hội trù bị, thông qua chương trình tranhcử và danh sách ứng cử viên.
Đại hội của đảng "Nước Nga thống nhất" đã thông qua danh sách 600 ứng cử viêncủa đảng do đương kim Tổng thống Medvedev đứng đầu ra tranh cử vào Duma Quốc giakhóa mới. Còn Thủ tướng Vladimir Putin sẽ trở thành ứng cử viên tổng thống củađảng này trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2012.
Trong khi đó, KPRF cũng đã thông qua chương trình vận động tranh cử và duyệtdanh sách ứng cử viên. Ngoài việc đề ra nhiệm vụ chiến thắng UR trong cuộc chạyđua vào Hạ viện, chính đảng này còn đặt mục tiêu loại bỏ Tổ chức Hiệp ước BắcĐại Tây Dương (NATO) và tiến hành quốc hữu tài nguyên khoáng sản Nga.
Theo Chủ tịch Viện chiến lược quốc gia Nga Mikhail Remizov, Đảng Cộng sảnLiên bang Nga đã tiến tới các cuộc bầu cử như một chính đảng đối lập mạnh nhất.
Đảng "Nước Nga công bằng" đang trải qua cuộc khủng hoảng thật sự với việclãnh đạo đảng là ông Sergei Mironov vừa bị mất chức Chủ tịch Hội đồng Liên bangcùng với sự rời bỏ hàng ngũ đảng của một số thành viên có ảnh hưởng.
Tại Đại hội trù bị, đảng "Nước Nga công bằng" đã xác định các ưu tiên chínhtrong cương lĩnh tranh cử của mình, trong đó có cuộc chiến chống đói nghèo, tệtham nhũng. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định đảng "Nước Nga công bằng" có thểkhông vượt qua được mức giới hạn 7% số phiếu ủng hộ để có chân trong Duma Quốcgia.
Giới phân tích dự đoán chiến dịch tranh cử vào Quốc hội Nga năm nay hứa hẹn đầyphức tạp và đời sống chính trị ở xứ Bạch dương đang trở nên sôi động./.