Sáng 2/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ quốc hội cũng nghe dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011; phương án phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2011; định hướng các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015.
Báo cáo tình hình thực kinh tế-xã hội và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 của Chính phủ đánh giá năm 2010 nền kinh tế phục hồi khá nhanh với tốc độ tăng trưởng càng về cuối năm càng cao và ổn định hơn; các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản được ổn định; an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; xuất khẩu tăng cao gấp hơn ba lần chỉ tiêu kế hoạch về tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần quan trọng vào việc giảm nhập siêu xuống dưới 20% và giảm bớt thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế...
Chỉ tiêu năm 2011 dự kiến: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 7-7,5% so với năm 2010. Trong năm 2011, nhiệm vụ phát triển kinh tế sẽ tập trung thực hiện các nhóm vấn đề như phát triển ngành nông, lâm, thủy sản; phát triển ngành dịch vụ; triển khai thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu; định hướng đầu tư phát triển; phát triển doanh nghiệp.
Về bảo đảm an sinh xã hội, tập trung vào giải quyết việc làm và giảm nghèo; công tác dân số và chăm sóc sức khỏe; phát triển văn hóa thông tin và thể thao; bảo vệ chăm sóc trẻ em, phát triển thanh niên và bình đẳng giới...
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2010 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2011 cho biết tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010 ước đạt khoảng 800.000 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009.
Tổng số vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước năm 2010 là 125.500 tỷ đồng; ước thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước năm 2010 khoảng 180.000 tỷ đồng (bao gồm vốn năm trước chuyển sang và ứng trước năm 2011), tăng 43,4% so với kế hoạch. Tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2010 là 56.000 tỷ đồng; ước thực hiện năm 2010 đạt kế hoạch đã đề ra.
Báo cáo thẩm tra đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010; phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 của Ủy ban Kinh tế thuộc Quốc hội nhất trí cao với Báo cáo của Chính phủ và cho rằng, mặc dù năm 2010 gặp nhiều khó khăn, song với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, với sự nhanh nhạy trong chỉ đạo, điều hành và quyết liệt trong tổ chức thực hiện nên đã đạt được kết quả khá toàn diện theo Nghị quyết của Quốc hội đề ra.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, năm 2011 cần tập trung xây dựng nền tảng cho ổn định vĩ mô, tiếp tục duy trì tăng trưởng, đồng thời phải quan tâm giải quyết những vấn đề trung và dài hạn liên quan đến cả mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và thể chế kinh tế.
Ủy ban Kinh tế đề nghị mục tiêu tổng quát của năm 2011 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô với chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2010; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường ổn định chính trị xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, Ủy ban Kinh tế nhất trí với đề nghị của Chính phủ dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 khoảng 7-7,5%.
Ủy ban Kinh tế tán thành với nhiều giải pháp của Chính phủ đề xuất, đồng thời nhấn mạnh một số nhóm giải pháp cần quan tâm như: điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng từng bước giảm đầu tư từ ngân sách Nhà nước, khuyến khích và thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác; điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp một cách căn bản nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Ủy ban cũng đồng tình với việc chỉ đạo quyết liệt các giải pháp để tăng cường ổn định vĩ mô, từng bước khắc phục tình trạng nhập siêu, mất cân bằng cán cân thanh toán và cân đối ngoại tệ; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải cách hành chính, cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi bình đẳng; tăng cường phối hợp chính sách, bảo đảm sự đồng bộ trong điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa; điều chỉnh quy định về phân cấp giữa Trung ương và địa phương, nâng cao hiệu lực và hiệu quả bộ máy quản lý Nhà nước....
Buổi chiều, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về nội dung này./.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ quốc hội cũng nghe dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011; phương án phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2011; định hướng các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015.
Báo cáo tình hình thực kinh tế-xã hội và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 của Chính phủ đánh giá năm 2010 nền kinh tế phục hồi khá nhanh với tốc độ tăng trưởng càng về cuối năm càng cao và ổn định hơn; các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản được ổn định; an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; xuất khẩu tăng cao gấp hơn ba lần chỉ tiêu kế hoạch về tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần quan trọng vào việc giảm nhập siêu xuống dưới 20% và giảm bớt thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế...
Chỉ tiêu năm 2011 dự kiến: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 7-7,5% so với năm 2010. Trong năm 2011, nhiệm vụ phát triển kinh tế sẽ tập trung thực hiện các nhóm vấn đề như phát triển ngành nông, lâm, thủy sản; phát triển ngành dịch vụ; triển khai thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu; định hướng đầu tư phát triển; phát triển doanh nghiệp.
Về bảo đảm an sinh xã hội, tập trung vào giải quyết việc làm và giảm nghèo; công tác dân số và chăm sóc sức khỏe; phát triển văn hóa thông tin và thể thao; bảo vệ chăm sóc trẻ em, phát triển thanh niên và bình đẳng giới...
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2010 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2011 cho biết tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010 ước đạt khoảng 800.000 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009.
Tổng số vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước năm 2010 là 125.500 tỷ đồng; ước thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước năm 2010 khoảng 180.000 tỷ đồng (bao gồm vốn năm trước chuyển sang và ứng trước năm 2011), tăng 43,4% so với kế hoạch. Tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2010 là 56.000 tỷ đồng; ước thực hiện năm 2010 đạt kế hoạch đã đề ra.
Báo cáo thẩm tra đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010; phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 của Ủy ban Kinh tế thuộc Quốc hội nhất trí cao với Báo cáo của Chính phủ và cho rằng, mặc dù năm 2010 gặp nhiều khó khăn, song với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, với sự nhanh nhạy trong chỉ đạo, điều hành và quyết liệt trong tổ chức thực hiện nên đã đạt được kết quả khá toàn diện theo Nghị quyết của Quốc hội đề ra.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, năm 2011 cần tập trung xây dựng nền tảng cho ổn định vĩ mô, tiếp tục duy trì tăng trưởng, đồng thời phải quan tâm giải quyết những vấn đề trung và dài hạn liên quan đến cả mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và thể chế kinh tế.
Ủy ban Kinh tế đề nghị mục tiêu tổng quát của năm 2011 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô với chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2010; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường ổn định chính trị xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, Ủy ban Kinh tế nhất trí với đề nghị của Chính phủ dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 khoảng 7-7,5%.
Ủy ban Kinh tế tán thành với nhiều giải pháp của Chính phủ đề xuất, đồng thời nhấn mạnh một số nhóm giải pháp cần quan tâm như: điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng từng bước giảm đầu tư từ ngân sách Nhà nước, khuyến khích và thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác; điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp một cách căn bản nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Ủy ban cũng đồng tình với việc chỉ đạo quyết liệt các giải pháp để tăng cường ổn định vĩ mô, từng bước khắc phục tình trạng nhập siêu, mất cân bằng cán cân thanh toán và cân đối ngoại tệ; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải cách hành chính, cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi bình đẳng; tăng cường phối hợp chính sách, bảo đảm sự đồng bộ trong điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa; điều chỉnh quy định về phân cấp giữa Trung ương và địa phương, nâng cao hiệu lực và hiệu quả bộ máy quản lý Nhà nước....
Buổi chiều, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về nội dung này./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)