Tại hội thảo xúc tiến đầu tư Thụy Sĩ vào Việt Nam, được tổ chức ngày 12/9 ở thành phố Zurich, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định Thụy Sĩ là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu và trên thế giới.
Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thụy Sĩ của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải từ ngày 10-15/9 nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.
Tham dự hội thảo có hàng trăm doanh nghiêp, nhà đầu tư từ Việt Nam và Thụy Sĩ trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm, du lịch.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan hệ hữu nghị và hợp tác Thụy Sĩ và Việt Nam không ngừng được cũng cố và phát triển trong 40 năm qua.
Về đầu tư, Thụy Sĩ hiện có 80 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Thụy Sĩ như Nestle, Holcim, Norvatis... đang đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam.
Về thương mại, hiện Thụy Sĩ là bạn hàng lớn thứ 2 của Việt Nam tại châu Âu với kim ngạch buôn bán hai chiều năm 2010 đạt hơn 3,7 tỷ USD.
Bên cạnh quan hệ hợp tác đầu tư và thương mại, trong những năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng được thúc đẩy trên các lĩnh vực xây dựng năng lực thể chế tài chính-ngân hàng, quản lý đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn tài nguyên.
Hợp tác về giáo dục đào tạo có bước phát triển với lượng sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam sang Thụy Sĩ du học ngày càng tăng. Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến quen thuộc đối với khách du lịch Thụy Sĩ.
Tuy nhiên quan hệ hợp tác đầu tư và thương mại vẫn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước. Thụy Sĩ có thế mạnh trong ngành kinh tế như công nghiệp, cơ khí chính xác, hóa chất, dược phẩm, ngân hàng và đó là những ngành Việt Nam đang quan tâm thu hút đầu tư.
Chủ tịch Phòng Thương mại Thụy Sĩ-châu Á, ông Urs Lustenberger, bày tỏ sự tin tưởng vào chủ trương mở cửa, chính sách khuyến khích mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam. Ông cho rằng hội thảo là dịp để các doanh nghiệp Thụy Sĩ nắm bắt được những thông tin cập nhật về Việt Nam và để doanh nghiệp hai nước trao đổi tìm hiểu cơ hội cho những dự án đầu tư không xa trong tương lai.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam hoan nghênh và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Thụy Sĩ nói riêng đến đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào thị trường Việt Nam đều được coi là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, thành công của họ là thành công của Việt Nam.
Phát biểu về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, Phó Thủ tướng nêu rõ bước sang năm 2011, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đối mặt với những thách thức như tỷ lệ lạm phát tăng cao, lãi suất tăng, tỷ giá hối đoái không ổn định, nhập siêu ở mức cao, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những biện pháp mạnh mẽ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và đã đạt được những kết quả tích cực ban đầu. Lạm phát giảm dần, tỷ giá hối đoái ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2011 đạt 5,57% và với việc tiếp tục thực hiện các biện pháp trên, ước tính GDP cả năm 2011 đạt khoảng 6%.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng đã gặp ông Christian Sigg, Phó Chủ tịch phụ trách hợp tác quốc tế của Công ty Cảng hàng không Zurich (Flughafen Zurich AG)./.
Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thụy Sĩ của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải từ ngày 10-15/9 nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.
Tham dự hội thảo có hàng trăm doanh nghiêp, nhà đầu tư từ Việt Nam và Thụy Sĩ trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm, du lịch.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan hệ hữu nghị và hợp tác Thụy Sĩ và Việt Nam không ngừng được cũng cố và phát triển trong 40 năm qua.
Về đầu tư, Thụy Sĩ hiện có 80 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Thụy Sĩ như Nestle, Holcim, Norvatis... đang đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam.
Về thương mại, hiện Thụy Sĩ là bạn hàng lớn thứ 2 của Việt Nam tại châu Âu với kim ngạch buôn bán hai chiều năm 2010 đạt hơn 3,7 tỷ USD.
Bên cạnh quan hệ hợp tác đầu tư và thương mại, trong những năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng được thúc đẩy trên các lĩnh vực xây dựng năng lực thể chế tài chính-ngân hàng, quản lý đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn tài nguyên.
Hợp tác về giáo dục đào tạo có bước phát triển với lượng sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam sang Thụy Sĩ du học ngày càng tăng. Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến quen thuộc đối với khách du lịch Thụy Sĩ.
Tuy nhiên quan hệ hợp tác đầu tư và thương mại vẫn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước. Thụy Sĩ có thế mạnh trong ngành kinh tế như công nghiệp, cơ khí chính xác, hóa chất, dược phẩm, ngân hàng và đó là những ngành Việt Nam đang quan tâm thu hút đầu tư.
Chủ tịch Phòng Thương mại Thụy Sĩ-châu Á, ông Urs Lustenberger, bày tỏ sự tin tưởng vào chủ trương mở cửa, chính sách khuyến khích mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam. Ông cho rằng hội thảo là dịp để các doanh nghiệp Thụy Sĩ nắm bắt được những thông tin cập nhật về Việt Nam và để doanh nghiệp hai nước trao đổi tìm hiểu cơ hội cho những dự án đầu tư không xa trong tương lai.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam hoan nghênh và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Thụy Sĩ nói riêng đến đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào thị trường Việt Nam đều được coi là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, thành công của họ là thành công của Việt Nam.
Phát biểu về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, Phó Thủ tướng nêu rõ bước sang năm 2011, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đối mặt với những thách thức như tỷ lệ lạm phát tăng cao, lãi suất tăng, tỷ giá hối đoái không ổn định, nhập siêu ở mức cao, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những biện pháp mạnh mẽ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và đã đạt được những kết quả tích cực ban đầu. Lạm phát giảm dần, tỷ giá hối đoái ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2011 đạt 5,57% và với việc tiếp tục thực hiện các biện pháp trên, ước tính GDP cả năm 2011 đạt khoảng 6%.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng đã gặp ông Christian Sigg, Phó Chủ tịch phụ trách hợp tác quốc tế của Công ty Cảng hàng không Zurich (Flughafen Zurich AG)./.
Lê Thanh/Geneve (Vietnam+)