Thụy Sĩ có vẻ như đang dần không còn là một “thiên đường tài chính” khi một số bang của Thụy Sĩ bỏ ưu đãi về thuế cho những người nước ngoài, bên cạnh đó, tài khoản của các khách hàng Mỹ tại các ngân hàng Thụy Sĩ cũng sẽ được công khai.
Mức lương thưởng cho các nhà điều hành châu Âu lại bị thêm cú sốc thứ hai sau khi các cử tri Thụy Sĩ ngày 3/3 đã bỏ phiếu ủng hộ việc thắt chặt kiểm soát mức lương của các nhà điều hành công ty.
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý thể hiện chiến thắng của ông Thomas Minder, một thành viên độc lập của Quốc hội Thụy Sĩ xuất thân từ một doanh nhân, người đã tiến hành cuộc chiến cá nhân chống lại cách quản lý điều hành của Swissair - hãng hàng không hàng đầu của Thụy Sĩ bị phá sản năm 2001.
Ông Minder đã bắt đầu chiến dịch của mình sau khi công ty gia đình của ông chuyên cung cấp thuốc đánh răng và một số sản phẩm khác cho Swissair gần như không thể hoạt động vì sự phá sản của hãng hàng không này hồi tháng 10/2001. Hồi đầu năm đó, Swissair đã trả 12 triệu franc Thụy Sĩ cho vị giám đốc điều hành mới Mari Corti, mà ngay sau đó đã phải ra đi khi Swissair bị sụp đổ.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cho thấy những sai lầm trong cách quản lý ở một số tập đoàn chính bao gồm cả ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS, làm dấy lên làn sóng phản đối mức tiền thưởng khổng lồ cho các chủ ngân hàng - tương tự như phong trào "chiếm lấy Phố Wall."
UBS đã may mắn hơn là chỉ bị phạt 780 triệu USD mà không thừa nhận tội hoặc bị kết tội. Thay vào đó, ngân hàng này và các công tố viên Mỹ đã đạt được thỏa thuận trả tiền phạt nhằm hủy bỏ các cáo buộc.
[Thụy Sĩ đối mặt với nguy cơ bong bóng bất động sản]
Trong khi đó, ngân hàng lâu đời nhất Thụy Sĩ Wegelin & Co phải nhận tội che giấu cho các hành vi trốn thuế của công dân Mỹ và bị đóng cửa. Wegelin không có chi nhánh tại nước ngoài, vì thế ngân hàng này đã sử dụng dịch vụ ủy quyền, thông qua chi nhánh ngân hàng UBS tại bang Connecticut (Mỹ).
Ông Minder cũng đã trực tiếp chỉ trích các ngân hàng Thụy Sĩ khi các ngân hàng này để cho lợi nhuận và giá cổ phiếu sụt giảm trong mấy năm gần đây, trong bối cảnh các khu vực khác của nền kinh tế Thụy Sĩ nhìn chung vẫn không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng tài chính.
Tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) đạt được một thỏa thuận về giới hạn tiền thưởng cho giới lãnh đạo ngân hàng, theo đó các khoản thưởng này sẽ chỉ được phép đạt hai lần mức lương cố định hàng năm nếu nhận được sự đồng ý của đa số các cổ đông.
[EU siết chặt quy định tiền thưởng ngành ngân hàng]
Do không có giới hạn pháp lý nào về các khoản tiền thưởng nên những nhà lãnh đạo các ngân hàng và các nhà điều hành châu Âu hiện nay có thể nhận được khoản tiền thưởng lớn gấp nhiều lần mức lương cơ bản của họ dựa trên năng lực. Chính điều này đã dẫn đến sự giận dữ trên khắp châu Âu vì nhiều khoản tiền thưởng lớn của các nhà điều hành nhận được là từ các khoản cứu trợ của nhà nước trong cuộc khủng hoảng tài chính.
Fabrizio Gilardi, giáo sư phụ trách mảng phân tích chính sách tại Trường đại học Zurich (University of Zurich) cho rằng những động thái gần đây cho thấy mối quan hệ giữa Thụy Sĩ với những người siêu giàu nước ngoài đang có sự thay đổi.
Lĩnh vực ngân hàng Thụy Sĩ, nổi tiếng với các ngân hàng lâu đời cả nhiều thế kỷ như Pictet, Mirabaud, và Lombard Odier, quản lý số tài sản tới 5.300 tỷ franc, trong đó 2.7000 tỷ franc là sự đóng góp từ nước ngoài.
Thụy Sĩ không đánh thuế vào sự giàu có và thu nhập của người nước ngoài khi số tiền họ kiếm được không phải từ Thụy Sĩ, nhờ vậy quốc gia này đã thu hút rất nhiều người giàu nước ngoài đến sinh sống, trong đó có cả ca sỹ Phil Collins, Tina Turner, cựu vô địch đua xe Thể thức 1 Michael Schumacher và trùm tư bản Nga Viktor Vekselberg.
Chính sách ưu đãi về thuế này đã gây nhiều tranh cãi ở các bang của Thụy Sĩ. Zurich là bang đầu tiên bãi bỏ ưu đãi này, theo sau là các bang Schaffhouse và Appenzell Rhodes-Extérieures.
Các ý kiến phản đối cho rằng thật không công bằng khi người giàu Thụy Sĩ phải đóng thuế dựa trên tài sản và thu nhập của họ, còn người giàu nước ngoài thì không. Trong khi đó những ý kiến ủng hộ lại cho rằng chính sách ưu đãi về thuế sẽ thu hút được nhiều người giàu từ các nước đến sinh sống và tiêu tiền, giúp tiêu dùng trong nước phát triển.
Tuy nhiên, thuế đối với người nước ngoài được đánh trên chi phí cuộc sống của họ. Cụ thể, người nước ngoài phải đóng thuế gấp năm lần số tiền thuê nhà một năm. Còn ai thuê khách sạn thì đóng thuế gấp hai lần tiền thuê và tiền ăn uống. Dự kiến người nước ngoài sắp tới có thể phải đóng thuế gấp bảy lần tiền thuê nhà một năm, còn đối với người thuê khách sạn thì đóng gấp ba.
Thụy Sĩ có vẻ như đang dần không còn là một “thiên đường tài chính” cho những người giàu nước ngoài muốn trốn thuế nữa. Tháng trước, Chính phủ Thụy Sĩ đã ký một hiệp định với Mỹ, theo đó yêu cầu tất cả ngân hàng Thụy Sĩ thông báo về tài khoản của các khách hàng Mỹ cho giới chức thuế Mỹ.
Tuy nhiên, ông Gilardi cho rằng ngay cả khi có những thay đổi về chính sách ưu đãi về thuế và áp dụng việc hạn chế mức lương thưởng đối với các nhà điều hành công ty, thì Thụy Sĩ sẽ vẫn là điểm đến ưa thích hơn đối với những người giàu nước ngoài so với nhiều nước khác.
Cuộc thăm dò gần đây của Công ty tư vấn Mercer cho thấy nhiều thành phố của Thụy Sĩ như Zurich, Geneva và Bern có chất lượng sống hàng đầu thế giới nhờ sự ổn định chính trị, tỷ lệ tội phạm thấp và cơ sở y tế tốt. Chính các nhân tố này lại có tác động lớn nhất đến cuộc sống hàng ngày của những người nước ngoài giàu có./.
Mức lương thưởng cho các nhà điều hành châu Âu lại bị thêm cú sốc thứ hai sau khi các cử tri Thụy Sĩ ngày 3/3 đã bỏ phiếu ủng hộ việc thắt chặt kiểm soát mức lương của các nhà điều hành công ty.
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý thể hiện chiến thắng của ông Thomas Minder, một thành viên độc lập của Quốc hội Thụy Sĩ xuất thân từ một doanh nhân, người đã tiến hành cuộc chiến cá nhân chống lại cách quản lý điều hành của Swissair - hãng hàng không hàng đầu của Thụy Sĩ bị phá sản năm 2001.
Ông Minder đã bắt đầu chiến dịch của mình sau khi công ty gia đình của ông chuyên cung cấp thuốc đánh răng và một số sản phẩm khác cho Swissair gần như không thể hoạt động vì sự phá sản của hãng hàng không này hồi tháng 10/2001. Hồi đầu năm đó, Swissair đã trả 12 triệu franc Thụy Sĩ cho vị giám đốc điều hành mới Mari Corti, mà ngay sau đó đã phải ra đi khi Swissair bị sụp đổ.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cho thấy những sai lầm trong cách quản lý ở một số tập đoàn chính bao gồm cả ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS, làm dấy lên làn sóng phản đối mức tiền thưởng khổng lồ cho các chủ ngân hàng - tương tự như phong trào "chiếm lấy Phố Wall."
UBS đã may mắn hơn là chỉ bị phạt 780 triệu USD mà không thừa nhận tội hoặc bị kết tội. Thay vào đó, ngân hàng này và các công tố viên Mỹ đã đạt được thỏa thuận trả tiền phạt nhằm hủy bỏ các cáo buộc.
[Thụy Sĩ đối mặt với nguy cơ bong bóng bất động sản]
Trong khi đó, ngân hàng lâu đời nhất Thụy Sĩ Wegelin & Co phải nhận tội che giấu cho các hành vi trốn thuế của công dân Mỹ và bị đóng cửa. Wegelin không có chi nhánh tại nước ngoài, vì thế ngân hàng này đã sử dụng dịch vụ ủy quyền, thông qua chi nhánh ngân hàng UBS tại bang Connecticut (Mỹ).
Ông Minder cũng đã trực tiếp chỉ trích các ngân hàng Thụy Sĩ khi các ngân hàng này để cho lợi nhuận và giá cổ phiếu sụt giảm trong mấy năm gần đây, trong bối cảnh các khu vực khác của nền kinh tế Thụy Sĩ nhìn chung vẫn không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng tài chính.
Tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) đạt được một thỏa thuận về giới hạn tiền thưởng cho giới lãnh đạo ngân hàng, theo đó các khoản thưởng này sẽ chỉ được phép đạt hai lần mức lương cố định hàng năm nếu nhận được sự đồng ý của đa số các cổ đông.
[EU siết chặt quy định tiền thưởng ngành ngân hàng]
Do không có giới hạn pháp lý nào về các khoản tiền thưởng nên những nhà lãnh đạo các ngân hàng và các nhà điều hành châu Âu hiện nay có thể nhận được khoản tiền thưởng lớn gấp nhiều lần mức lương cơ bản của họ dựa trên năng lực. Chính điều này đã dẫn đến sự giận dữ trên khắp châu Âu vì nhiều khoản tiền thưởng lớn của các nhà điều hành nhận được là từ các khoản cứu trợ của nhà nước trong cuộc khủng hoảng tài chính.
Fabrizio Gilardi, giáo sư phụ trách mảng phân tích chính sách tại Trường đại học Zurich (University of Zurich) cho rằng những động thái gần đây cho thấy mối quan hệ giữa Thụy Sĩ với những người siêu giàu nước ngoài đang có sự thay đổi.
Lĩnh vực ngân hàng Thụy Sĩ, nổi tiếng với các ngân hàng lâu đời cả nhiều thế kỷ như Pictet, Mirabaud, và Lombard Odier, quản lý số tài sản tới 5.300 tỷ franc, trong đó 2.7000 tỷ franc là sự đóng góp từ nước ngoài.
Thụy Sĩ không đánh thuế vào sự giàu có và thu nhập của người nước ngoài khi số tiền họ kiếm được không phải từ Thụy Sĩ, nhờ vậy quốc gia này đã thu hút rất nhiều người giàu nước ngoài đến sinh sống, trong đó có cả ca sỹ Phil Collins, Tina Turner, cựu vô địch đua xe Thể thức 1 Michael Schumacher và trùm tư bản Nga Viktor Vekselberg.
Chính sách ưu đãi về thuế này đã gây nhiều tranh cãi ở các bang của Thụy Sĩ. Zurich là bang đầu tiên bãi bỏ ưu đãi này, theo sau là các bang Schaffhouse và Appenzell Rhodes-Extérieures.
Các ý kiến phản đối cho rằng thật không công bằng khi người giàu Thụy Sĩ phải đóng thuế dựa trên tài sản và thu nhập của họ, còn người giàu nước ngoài thì không. Trong khi đó những ý kiến ủng hộ lại cho rằng chính sách ưu đãi về thuế sẽ thu hút được nhiều người giàu từ các nước đến sinh sống và tiêu tiền, giúp tiêu dùng trong nước phát triển.
Tuy nhiên, thuế đối với người nước ngoài được đánh trên chi phí cuộc sống của họ. Cụ thể, người nước ngoài phải đóng thuế gấp năm lần số tiền thuê nhà một năm. Còn ai thuê khách sạn thì đóng thuế gấp hai lần tiền thuê và tiền ăn uống. Dự kiến người nước ngoài sắp tới có thể phải đóng thuế gấp bảy lần tiền thuê nhà một năm, còn đối với người thuê khách sạn thì đóng gấp ba.
Thụy Sĩ có vẻ như đang dần không còn là một “thiên đường tài chính” cho những người giàu nước ngoài muốn trốn thuế nữa. Tháng trước, Chính phủ Thụy Sĩ đã ký một hiệp định với Mỹ, theo đó yêu cầu tất cả ngân hàng Thụy Sĩ thông báo về tài khoản của các khách hàng Mỹ cho giới chức thuế Mỹ.
Tuy nhiên, ông Gilardi cho rằng ngay cả khi có những thay đổi về chính sách ưu đãi về thuế và áp dụng việc hạn chế mức lương thưởng đối với các nhà điều hành công ty, thì Thụy Sĩ sẽ vẫn là điểm đến ưa thích hơn đối với những người giàu nước ngoài so với nhiều nước khác.
Cuộc thăm dò gần đây của Công ty tư vấn Mercer cho thấy nhiều thành phố của Thụy Sĩ như Zurich, Geneva và Bern có chất lượng sống hàng đầu thế giới nhờ sự ổn định chính trị, tỷ lệ tội phạm thấp và cơ sở y tế tốt. Chính các nhân tố này lại có tác động lớn nhất đến cuộc sống hàng ngày của những người nước ngoài giàu có./.
Tố Uyên/Geneva (Vietnam+)