Theo giới chức y tế Thụy Sĩ, hàng triệu liều vắcxin chống cúm A/H1N1 không được sử dụng tại nước này sẽ bị tiêu hủy từ nay cho tới năm 2011.
Các quan chức y tế Thụy Sĩ cho biết, 8,5 triệu liều vắcxin chống bệnh cúm nguy hiểm này (trị giá 50 triệu USD) đã và sẽ bị tiêu hủy làm nhiều đợt từ nay cho tới năm 2011.
Cúm A/H1N1 tuy không có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân Thụy Sĩ nhưng nó lại gây thiệt hại nặng nề cho ngân sách nước này. Tính tổng cộng, Thụy Sĩ đã mua 13 triệu liều vắcxin chống dịch cúm A với tổng chi phí 84 triệu USD.
Hiện tại, các liều vắcxin không được sử dụng đang được chính quyền Liên bang và các bang bảo quản an toàn ở các phòng lạnh. Thực tế, cho tới thời điểm này một số vắcxin đã bị quá hạn. Và một điều chắc chắn là số vắcxin này sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn, bởi quyết định tiêu hủy đã được Bộ Y tế Liên bang Thụy Sĩ thông qua.
Tháng 12 năm ngoái, để tránh lãng phí số vắcxin này, chính quyền Liên bang đã cố gắng rao bán 4,5 triệu liều, tuy nhiên, mọi quốc gia phương Tây khác đều có chung ý tưởng này, nên phía người mua cũng không phải vội mua.
Bác sỹ và cũng là nghị sỹ châu Âu người Đức, ông Wolfgang Wodarg đánh giá rằng, đây là một trong những vụ "scandal về y tế lớn nhất thế kỷ" và chỉ có những doanh nghiệp dược phẩm là được lợi.
Trong dịch cúm vừa qua, các hãng dược phẩm đã thu về 10 tỷ USD lợi nhuận. Chỉ tính riêng hãng dược phẩm Roche của Thụy Sĩ, với sản phẩm Tamiflu chữa cúm, họ đã thu lời 3,2 tỷ USD./.
Các quan chức y tế Thụy Sĩ cho biết, 8,5 triệu liều vắcxin chống bệnh cúm nguy hiểm này (trị giá 50 triệu USD) đã và sẽ bị tiêu hủy làm nhiều đợt từ nay cho tới năm 2011.
Cúm A/H1N1 tuy không có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân Thụy Sĩ nhưng nó lại gây thiệt hại nặng nề cho ngân sách nước này. Tính tổng cộng, Thụy Sĩ đã mua 13 triệu liều vắcxin chống dịch cúm A với tổng chi phí 84 triệu USD.
Hiện tại, các liều vắcxin không được sử dụng đang được chính quyền Liên bang và các bang bảo quản an toàn ở các phòng lạnh. Thực tế, cho tới thời điểm này một số vắcxin đã bị quá hạn. Và một điều chắc chắn là số vắcxin này sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn, bởi quyết định tiêu hủy đã được Bộ Y tế Liên bang Thụy Sĩ thông qua.
Tháng 12 năm ngoái, để tránh lãng phí số vắcxin này, chính quyền Liên bang đã cố gắng rao bán 4,5 triệu liều, tuy nhiên, mọi quốc gia phương Tây khác đều có chung ý tưởng này, nên phía người mua cũng không phải vội mua.
Bác sỹ và cũng là nghị sỹ châu Âu người Đức, ông Wolfgang Wodarg đánh giá rằng, đây là một trong những vụ "scandal về y tế lớn nhất thế kỷ" và chỉ có những doanh nghiệp dược phẩm là được lợi.
Trong dịch cúm vừa qua, các hãng dược phẩm đã thu về 10 tỷ USD lợi nhuận. Chỉ tính riêng hãng dược phẩm Roche của Thụy Sĩ, với sản phẩm Tamiflu chữa cúm, họ đã thu lời 3,2 tỷ USD./.
Đức Hùng/Geneva (Vietnam+)