Tới thăm làm việc tại trường Đại học tổng hợp kỹ thuật bang Brandenburg (BTU Cottbus), thăm Trung tâm đào tạo thực hành chuyên về lĩnh vực xây dựng tại thành phố Cottbus, bang Brandenburg, Đức, Đại sứ Việt Nam tại Đức Đỗ Hòa Bình khẳng định tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sạch và đào tạo nghề với bang Brandenburg rất lớn.
Cùng tham dự chuyến công tác với Đại sứ có một số hội đoàn của Đức, doanh nghiệp Đức và một số doanh nhân người Việt đang hoạt động trong lĩnh vực năng lượng mặt trời và phong điện.
Lãnh đạo BTU Cottbus đã giới thiệu với Đại sứ về hoạt động đào tạo của trường, các dự án nghiên cứu nhà trường đang theo đuổi trên thế giới và Việt Nam, những ngiên cứu về các nguồn năng lượng tái tạo, thông tin về DELA Rotor, loại thiết bị nhỏ có thể gắn trên mái nhà, phát điện nhờ sức gió... Đáng chú ý, dù còn khá non trẻ, song BTU Cottbus cũng là một trong hơn 30 trường đại học Đức tham gia vào Dự án Trường Đại học Việt- Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu khi đến thăm các cơ sở này, Đại sứ Đỗ Hòa Bình khẳng định là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ cần tới nhiều nguồn năng lượng, đặc biệt là các nguồn năng lượng thay thế, năng lượng sạch như điện gió, điện Mặt trời.
Theo Đại sứ, các mô hình, thiết bị phát điện mà BTU Cottbus giới thiệu khá phù hợp với Việt Nam, đặc biệt tại các vùng xa xôi, hẻo lánh, hải đảo với lợi thế nhỏ, gọn, giá thành phù hợp, dễ lắp đặt, sử dụng.
Theo ông, một số nhà đầu tư Đức thời gian qua đã hợp tác với phía Việt Nam xây dựng một số trạm phong điện, song chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó, hợp tác trên lĩnh vực có tiềm năng rất lớn, là cơ hội tốt để các tập đoàn , công ty Đức đầu tư vào Việt Nam trên lĩnh vực mà Đức đang có thế mạnh này.
Liên quan đến lĩnh vực đào tạo nghề, Đại sứ đánh giá cao mô hình đào tạo hiệu quả của Trung tâm đào tạo nghề tại Cottbus và cho rằng Việt Nam cần học tập mô hình này. Mặc dù Đức đã có một số dự án trong lĩnh vực ở Việt Nam, song tiềm năng hợp tác giữa hai bên vẫn rất lớn do nhu cầu của Việt Nam còn cao, trong khi kinh nghiệm và tiêu chuẩn Đức được đánh giá cao tại Việt Nam và đây cũng là lĩnh vực mà Đức có nhiều kinh nghiệm và lợi thế.
Trong các buổi làm việc, Đại sứ Đỗ Hòa Bình khẳng định ông sẽ giới thiệu các doanh nghiệp Đức với các đối tác Việt Nam cũng như tạo cầu nối để doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực mà Đức đang có thế mạnh./.
Cùng tham dự chuyến công tác với Đại sứ có một số hội đoàn của Đức, doanh nghiệp Đức và một số doanh nhân người Việt đang hoạt động trong lĩnh vực năng lượng mặt trời và phong điện.
Lãnh đạo BTU Cottbus đã giới thiệu với Đại sứ về hoạt động đào tạo của trường, các dự án nghiên cứu nhà trường đang theo đuổi trên thế giới và Việt Nam, những ngiên cứu về các nguồn năng lượng tái tạo, thông tin về DELA Rotor, loại thiết bị nhỏ có thể gắn trên mái nhà, phát điện nhờ sức gió... Đáng chú ý, dù còn khá non trẻ, song BTU Cottbus cũng là một trong hơn 30 trường đại học Đức tham gia vào Dự án Trường Đại học Việt- Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu khi đến thăm các cơ sở này, Đại sứ Đỗ Hòa Bình khẳng định là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ cần tới nhiều nguồn năng lượng, đặc biệt là các nguồn năng lượng thay thế, năng lượng sạch như điện gió, điện Mặt trời.
Theo Đại sứ, các mô hình, thiết bị phát điện mà BTU Cottbus giới thiệu khá phù hợp với Việt Nam, đặc biệt tại các vùng xa xôi, hẻo lánh, hải đảo với lợi thế nhỏ, gọn, giá thành phù hợp, dễ lắp đặt, sử dụng.
Theo ông, một số nhà đầu tư Đức thời gian qua đã hợp tác với phía Việt Nam xây dựng một số trạm phong điện, song chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó, hợp tác trên lĩnh vực có tiềm năng rất lớn, là cơ hội tốt để các tập đoàn , công ty Đức đầu tư vào Việt Nam trên lĩnh vực mà Đức đang có thế mạnh này.
Liên quan đến lĩnh vực đào tạo nghề, Đại sứ đánh giá cao mô hình đào tạo hiệu quả của Trung tâm đào tạo nghề tại Cottbus và cho rằng Việt Nam cần học tập mô hình này. Mặc dù Đức đã có một số dự án trong lĩnh vực ở Việt Nam, song tiềm năng hợp tác giữa hai bên vẫn rất lớn do nhu cầu của Việt Nam còn cao, trong khi kinh nghiệm và tiêu chuẩn Đức được đánh giá cao tại Việt Nam và đây cũng là lĩnh vực mà Đức có nhiều kinh nghiệm và lợi thế.
Trong các buổi làm việc, Đại sứ Đỗ Hòa Bình khẳng định ông sẽ giới thiệu các doanh nghiệp Đức với các đối tác Việt Nam cũng như tạo cầu nối để doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực mà Đức đang có thế mạnh./.
Thanh Hải (Vietnam+)