Những người ở độ tuổi trung niên hoặc già hơn mà tiêm vắcxin phòng ngừa cúm sẽ ít có khả năng bị nguy cơ đau tim trong những năm sau đó so với những người không tiêm.
Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, được đăng trên tạp chí Canadian Medical Association Journal.
Tuy nhiên, nghiên cứu này không chứng mình rằng bản thân việc tiêm ngừa cúm có thể phòng ngừa những cơn đau tim, mà chỉ cung cấp thêm bằng chứng rằng việc lây nhiễm cúm có thể gây ra những cơn đau tim ở một số người và việc tiêm vắcxin phòng ngừa có thể giúp tránh nguy cơ này.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đại học Lincoln của Anh đã phân tích và so sánh các hồ sơ y tế của 16.000 bệnh nhân ở độ tuổi 40 hoặc cao hơn bị đau tim lần đầu với nhóm so sánh gồm 62.700 người không bị đau tim.
Đối với những bệnh nhân bị đau tim, có 53% được tiêm vắcxin phòng ngừa cúm trong năm trước, còn tỷ lệ này ở nhóm kiểm soát là 51%.
Khi các nhà khoa học tính đến các yếu tố nguy cơ khác đối với các cơn đau tim như huyết áp cao, bệnh tiểu đường, hút thuốc, tiền sử bệnh tật của gia đình, họ đã nhận ra rằng tiêm vắcxin phòng ngừa cúm có thể làm giảm 19% nguy cơ bị đau tim trong năm tiếp theo.
Ngoài ra, việc tiêm chủng sớm - từ tháng Chín đến giữa tháng 11 - cũng có tác dụng bảo vệ tốt hơn so với việc tiêm chủng muộn.
Bệnh cúm là bệnh của loài chim và động vật có vú do siêu vi trùng dạng RNA thuộc họ Orthomyxoviridae. Bệnh nhân mắc bệnh cúm thường bị tăng nhiệt, đau đầu, đau cổ họng, đau nhức bắp thịt khắp cơ thể, ho, mệt mỏi.
Cúm cũng có thể nhập vào làm viêm phổi và có thể đưa đến tử vong, phần lớn ở trẻ em và người lớn tuổi hoặc người yếu miễn nhiễm.
Cách tốt nhất để chống nhiễm cúm là tiêm vắcxin. Tiêm phòng vào mỗi mùa Thu, trước khi thời điểm bệnh cúm bùng nổ là đặc biệt quan trọng nếu như bạn ở trong nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao.
Nhóm này bao gồm trẻ từ 6-59 tháng tuổi, phụ nữ mang thai, người 50 tuổi trở lên, những người ở bất cứ độ tuổi nào có bệnh mãn tính như hen suyễn, suy tim sung huyết, đái tháo đường hay HIV và những người sống ở những nhà điều dưỡng./.
Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, được đăng trên tạp chí Canadian Medical Association Journal.
Tuy nhiên, nghiên cứu này không chứng mình rằng bản thân việc tiêm ngừa cúm có thể phòng ngừa những cơn đau tim, mà chỉ cung cấp thêm bằng chứng rằng việc lây nhiễm cúm có thể gây ra những cơn đau tim ở một số người và việc tiêm vắcxin phòng ngừa có thể giúp tránh nguy cơ này.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đại học Lincoln của Anh đã phân tích và so sánh các hồ sơ y tế của 16.000 bệnh nhân ở độ tuổi 40 hoặc cao hơn bị đau tim lần đầu với nhóm so sánh gồm 62.700 người không bị đau tim.
Đối với những bệnh nhân bị đau tim, có 53% được tiêm vắcxin phòng ngừa cúm trong năm trước, còn tỷ lệ này ở nhóm kiểm soát là 51%.
Khi các nhà khoa học tính đến các yếu tố nguy cơ khác đối với các cơn đau tim như huyết áp cao, bệnh tiểu đường, hút thuốc, tiền sử bệnh tật của gia đình, họ đã nhận ra rằng tiêm vắcxin phòng ngừa cúm có thể làm giảm 19% nguy cơ bị đau tim trong năm tiếp theo.
Ngoài ra, việc tiêm chủng sớm - từ tháng Chín đến giữa tháng 11 - cũng có tác dụng bảo vệ tốt hơn so với việc tiêm chủng muộn.
Bệnh cúm là bệnh của loài chim và động vật có vú do siêu vi trùng dạng RNA thuộc họ Orthomyxoviridae. Bệnh nhân mắc bệnh cúm thường bị tăng nhiệt, đau đầu, đau cổ họng, đau nhức bắp thịt khắp cơ thể, ho, mệt mỏi.
Cúm cũng có thể nhập vào làm viêm phổi và có thể đưa đến tử vong, phần lớn ở trẻ em và người lớn tuổi hoặc người yếu miễn nhiễm.
Cách tốt nhất để chống nhiễm cúm là tiêm vắcxin. Tiêm phòng vào mỗi mùa Thu, trước khi thời điểm bệnh cúm bùng nổ là đặc biệt quan trọng nếu như bạn ở trong nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao.
Nhóm này bao gồm trẻ từ 6-59 tháng tuổi, phụ nữ mang thai, người 50 tuổi trở lên, những người ở bất cứ độ tuổi nào có bệnh mãn tính như hen suyễn, suy tim sung huyết, đái tháo đường hay HIV và những người sống ở những nhà điều dưỡng./.
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)