Tiền Giang khắc phục sạt lở đê bao cồn Đại Diện

Tiền Giang đầu tư 300 triệu đồng khẩn trương dùng cơ giới bồi đắp các đoạn đê sạt lở do triều cường, gia cố các đoạn xung yếu.
Ngày 13/10, ông Lê Hữu Hải, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônhuyện Cai Lậy, Tiền Giang, cho biết triều cường dâng cao đã làm sạt lởnhiều khu vực đê bao ở cồn Đại Diện, ấp Tân Thái, xã Tân Phong, huyệnCai Lậy, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Tổng chiều dài đoạn sạt lở gần 1km, ảnh hưởng trực tiếp đến nhà ở vàvườn cây ăn trái các hộ dân sống dọc tuyến đê này. Trong đó, có 4điểm sạt lở nghiêm trọng, với chiều dài gần 200m.

Tỉnh quyết định đầu tư 300 triệu đồng khẩn trương dùng cơ giới bồi đắp cácđoạn đê sạt lở, gia cố các đoạn xung yếu và các vị trí lân cận bằng cừtràm, bao cát, phòng tránh tình trạng tiếp tục sạt lở trong những ngàytới và đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực.

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, do nhiều năm nay khu vực cồnĐại Diện liên tục bị sạt lở dù người dân đã chủ động gia cố đê bao,bảo vệ diện tích vườn cây ăn trái trước mùa mưa lũ hàng năm.

Ông Kiều Mạnh Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Phong cho biết, về lâudài tỉnh cần hỗ trợ kinh phí để di dời tuyến đê bao này vào khoảng 20m so vớihiện nay, hình thành tuyến đê mới, nhằm bảo vệ an toàn người dân địa phương vàvườn cây ăn trái trong mùa lũ.

Cồn Đại Diện có diện tích khoảng 40ha, tập trung 74 hộ dân sinh sống. Đây làcồn nằm tách biệt, lại xa trung tâm xã nên điều kiện sống của người dân còn rấtkhó khăn./.

Công Trí (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.