Vùng ven thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được xem là một trong xứ sở hoa Tết ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ ấp Bình Phong A (Tân Mỹ Chánh) nghề trồng hoa lan tỏa rộng ra hầu hết các xã, phường ven thành phố Mỹ Tho, trong đó trọng điểm là Mỹ Phong, Phường 9, Phường 8, Tân Mỹ Chánh.
Tết Nhâm Thìn, các xã ven thành phố Mỹ Tho cung ứng 738.000 chậu hoa, trên 20.000 chậu kiểng các loại. Chỉ riêng về hoa đã có 31 chủng loại, trong đó có nhiều loại hoa lạ, mới được đưa vào danh mục sản xuất của làng hoa Tết Mỹ Tho. Chính sự đa dạng về chủng loại góp thêm sức hấp dẫn cho hoa kiểng Tết tại đây.
Ông Trương Văn Nhung, Tổ trưởng tổ hợp tác hoa tươi Mỹ Phong cho biết, Tết năm nay, Mỹ Phong cung ứng trên 508.000 chậu hoa các loại, tăng hơn 10% so với Tết năm trước, cao nhất so với các xã, phường khác tại thành phố Mỹ Tho.
Theo ông Nhung, nghề mới phù hợp với nhu cầu thị trường đã mang lại thu nhập cao, giúp nông dân vùng ven đô thị đất hẹp, người đông giải quyết được bài toán “Tam nông.” Cụ thể, mỗi hécta đất trồng hoa Tết tại đây có thể mang lại nguồn lợi từ 200 đến 300 triệu đồng.
Trong vụ hoa kiểng Tết Nhâm Thìn, nông dân xã Tân Mỹ Chánh cũng cung ứng 58.400 chậu hoa, hàng chục ngàn chậu kiểng các loại. Ông Huỳnh Văn Trong, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho, cho biết: "Nghề này mang lại cho nông dân nguồn lợi nhuận lớn, gấp ba, bốn lần thu nhập từ trồng lúa năng suất cao lại phù hợp với điều kiện đất hẹp, người đông vùng ven đô thị. Nhiều nông hộ mỗi vụ Tết thu lợi nhuận ròng vài trăm triệu đồng/ hộ chỉ với diện tích sản xuất chừng 2.000m2/ hộ."
Cùng với mở rộng diện tích sản xuất, bà con nơi đây cũng tích cực tiếp thu nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trên lĩnh vực trồng chăm sóc hoa Tết, du nhập và thuần hóa nhiều giống hoa quý, có nguồn gốc ngoại nhập, màu sắc đẹp được ưa chuộng, tung ra thị trường Tết phục vụ nhu cầu của người dân trong ngoài tỉnh. Đơn cử như kỹ thuật nhân giống cấy mô được áp dụng rộng rãi giúp bà con chủ động được nguồn giống tốt, chất lượng.
Ngoài hoa Tết thì nghề trồng mai kiểng, hoa giấy kiểng, kiểng cổ các loại... cũng được phát triển nhằm đa dạng hóa ngành nghề hoa kiểng Tết, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tân Mỹ Chánh trước đây chuyên về trồng hoa giỏ nay trở thành địa phương đi đầu trong việc phát triển thêm nghề trồng và kinh doanh mai kiểng tết, kiểng cổ thụ, kiểng thế...
Trong các năm qua, làng hoa Tết ven thành phố Mỹ Tho khẳng định được thương hiệu tại thị trường các tỉnh, thành phía Nam, được người tiêu dùng ưa chuộng và tín nhiệm. Hoa Tết Mỹ Tho có mặt tại hầu hết các chợ hoa nổi tiếng trong khu vực. Vào vụ năm nay, phần lớn số giỏ hoa Tết đều được thương lái đặt hàng tiêu thụ, nông dân an tâm sản xuất.
Thành phố Mỹ Tho cũng xác định xây dựng nền nông nghiệp đô thị là định hướng quan trọng trong mục tiêu giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020, trong đó phát triển bền vững nghề trồng hoa kiểng Tết chính là ưu tiên số một góp phần tạo diện mạo nông thôn mới trên bước đường phấn đấu để thành phố đạt các tiêu chí đô thị loại một vào năm 2020./.
Tết Nhâm Thìn, các xã ven thành phố Mỹ Tho cung ứng 738.000 chậu hoa, trên 20.000 chậu kiểng các loại. Chỉ riêng về hoa đã có 31 chủng loại, trong đó có nhiều loại hoa lạ, mới được đưa vào danh mục sản xuất của làng hoa Tết Mỹ Tho. Chính sự đa dạng về chủng loại góp thêm sức hấp dẫn cho hoa kiểng Tết tại đây.
Ông Trương Văn Nhung, Tổ trưởng tổ hợp tác hoa tươi Mỹ Phong cho biết, Tết năm nay, Mỹ Phong cung ứng trên 508.000 chậu hoa các loại, tăng hơn 10% so với Tết năm trước, cao nhất so với các xã, phường khác tại thành phố Mỹ Tho.
Theo ông Nhung, nghề mới phù hợp với nhu cầu thị trường đã mang lại thu nhập cao, giúp nông dân vùng ven đô thị đất hẹp, người đông giải quyết được bài toán “Tam nông.” Cụ thể, mỗi hécta đất trồng hoa Tết tại đây có thể mang lại nguồn lợi từ 200 đến 300 triệu đồng.
Trong vụ hoa kiểng Tết Nhâm Thìn, nông dân xã Tân Mỹ Chánh cũng cung ứng 58.400 chậu hoa, hàng chục ngàn chậu kiểng các loại. Ông Huỳnh Văn Trong, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho, cho biết: "Nghề này mang lại cho nông dân nguồn lợi nhuận lớn, gấp ba, bốn lần thu nhập từ trồng lúa năng suất cao lại phù hợp với điều kiện đất hẹp, người đông vùng ven đô thị. Nhiều nông hộ mỗi vụ Tết thu lợi nhuận ròng vài trăm triệu đồng/ hộ chỉ với diện tích sản xuất chừng 2.000m2/ hộ."
Cùng với mở rộng diện tích sản xuất, bà con nơi đây cũng tích cực tiếp thu nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trên lĩnh vực trồng chăm sóc hoa Tết, du nhập và thuần hóa nhiều giống hoa quý, có nguồn gốc ngoại nhập, màu sắc đẹp được ưa chuộng, tung ra thị trường Tết phục vụ nhu cầu của người dân trong ngoài tỉnh. Đơn cử như kỹ thuật nhân giống cấy mô được áp dụng rộng rãi giúp bà con chủ động được nguồn giống tốt, chất lượng.
Ngoài hoa Tết thì nghề trồng mai kiểng, hoa giấy kiểng, kiểng cổ các loại... cũng được phát triển nhằm đa dạng hóa ngành nghề hoa kiểng Tết, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tân Mỹ Chánh trước đây chuyên về trồng hoa giỏ nay trở thành địa phương đi đầu trong việc phát triển thêm nghề trồng và kinh doanh mai kiểng tết, kiểng cổ thụ, kiểng thế...
Trong các năm qua, làng hoa Tết ven thành phố Mỹ Tho khẳng định được thương hiệu tại thị trường các tỉnh, thành phía Nam, được người tiêu dùng ưa chuộng và tín nhiệm. Hoa Tết Mỹ Tho có mặt tại hầu hết các chợ hoa nổi tiếng trong khu vực. Vào vụ năm nay, phần lớn số giỏ hoa Tết đều được thương lái đặt hàng tiêu thụ, nông dân an tâm sản xuất.
Thành phố Mỹ Tho cũng xác định xây dựng nền nông nghiệp đô thị là định hướng quan trọng trong mục tiêu giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020, trong đó phát triển bền vững nghề trồng hoa kiểng Tết chính là ưu tiên số một góp phần tạo diện mạo nông thôn mới trên bước đường phấn đấu để thành phố đạt các tiêu chí đô thị loại một vào năm 2020./.
Minh Trí (TTXVN/Vietnam+)