Sáng 14/6, các đại biểu Quốc hội làm việc làm việc tại hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Nghị quyết 66 được ban hành đã đáp ứng những thay đổi của nền kinh tế, đồng bộ hóa với các luật mới được ban hành, ngoài ra còn bổ sung thêm một số quy định cần thiết. Nghị quyết này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và giám sát việc thực hiện các dự án, công trình quan trọng quốc gia.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, quy mô, số lượng các dự án ngày càng lớn hơn, hình thức đầu tư đa dạng hơn; giá cả thị trường, tỷ giá hối đoái cũng đã thay đổi. Tình hình đó đòi hỏi phải thay đổi quy định về quy mô vốn đầu tư của các dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư để phù hợp với thực tế, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, tăng cường phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đi đôi với tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan hữu quan.
Cùng với đó, khi xây dựng Nghị quyết 66, quy mô vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài thường nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay đã có dự án của doanh nghiệp nhà nước chuẩn bị đầu tư ra nước ngoài với số vốn dự kiến góp 30% trên tổng mức đầu tư và tổng mức đầu tư dự án trên 20.000 tỷ đồng...
Qua thảo luận, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng dự án, công trình đầu tư tại Việt Nam có một trong năm tiêu chí sau đây là dự án, công trình quan trọng.
Một là quy mô tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên (theo thời giá tháng 6/2010) đối với dự án, công trình có sử dụng từ 30% vốn Nhà nước trở lên trên tổng vốn đầu tư dự án, công trình.
Hai là dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Ba là dự án, công trình phải di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác.
Bốn là dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh hoặc có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia.
Năm là dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh), Ngô Minh Hồng (Thành phố Hồ Chí Minh) cùng nhiều ý kiến khác không tán thành với quy định rừng đặc dụng (bao gồm vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học) từ 200ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 200ha trở lên mới là công trình trọng điểm quốc gia.
Đại biểu đưa ra những dẫn chứng về tình trạng rừng bị xâm hại nghiêm trọng trong khi môi trường đang là vấn đề bức xúc không chỉ của Việt Nam.
Đại biểu Ngô Văn Hùng (Lào Cai) bày tỏ sự lo lắng và cho rằng nếu quy định từ 200ha trở lên của rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn mới là công trình trọng điểm quốc gia và mới phải xin ý kiến của Quốc hội thì chỉ một thời gian nữa chúng ta sẽ hết rừng.
Các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc lại nội dung này để có quy định phù hợp với chủ trường bảo vệ và phát triển rừng hiện nay.
Đối với quy mô tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên (theo thời giá tháng 6/2010) đối với dự án, công trình có sử dụng từ 30% vốn Nhà nước trở lên trên tổng vốn đầu tư dự án, công trình, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cho rằng tiêu chí về quy mô vốn của dự án, công trình thuộc diện phải trình Quốc hội xem xét nên tính theo tỷ lệ % so với GDP hoặc ngân sách để đỡ phải điều chỉnh khi trượt giá. Khi cần bổ sung vốn cũng nên tính theo tỷ lệ % tăng thêm so với số đã duyệt.
Đại biểu Nghiêm Vũ Khải (Điện Biên) có quan điểm tương tự và đề xuất “Nên tính theo % ngân sách nhà nước. Công trình có quy mô vốn khoảng 2% GDP, trong đó phần vốn của nhà nước chiếm khoảng 2% ngân sách thì phải trình Quốc hội.”
Đối với dự án, công trình đầu tư ra nước ngoài, các ý kiến thảo luận đều đề nghị hết sức thận trọng trong việc quyết định đầu tư ra nước ngoài bởi tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân nêu lý do nếu Nhà nước đầu tư ra nước ngoài thì phải chịu trách nhiệm đến cùng nên không thể nới lỏng.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) thì cho rằng không nên đầu tư ra nước ngoài bởi ngoài lý do tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, còn một số lý do khác như hiện kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhiều công trình trong nước rất cần phải đầu tư, nếu đầu tư ra nước ngoài thì các công trình dự án trong nước sẽ bị thua thiệt.
Về phát sinh tăng vốn đầu tư, kéo dài thời gian thực hiện dự án phải báo cáo Quốc hội (khoản 4, điều 6), dự thảo Nghị quyết quy định: “… Khi có phát sinh tăng vốn đầu tư trên 20%, kéo dài thời gian thực hiện dự án, công trình quan trọng quốc gia từ một năm trở lên, Chính phủ phải báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất để xem xét, quyết định.”
Nhiều ý kiến đồng ý bổ sung quy định cụ thể, rõ hơn tại khoản 4, điều 6 trường hợp dự án, công trình kéo dài thời gian từ một năm trở lên phải báo cáo Quốc hội vì thực tế hiện nay, một số dự án, công trình đầu tư quan trọng quốc gia đã và đang kéo dài tiến độ thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Việc bổ sung quy định này sẽ là cơ sở để các cơ quan của Quốc hội giám sát tiến độ thực hiện dự án đầu tư và nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư đối với việc triển khai thực hiện dự án, công trình quan trọng quốc gia.
Đối với việc phát sinh tăng vốn đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng tỷ lệ trên 20% mới trình Quốc hội là không phù hợp vì mức tăng vốn đến hai mươi phần trăm mà không phải trình Quốc hội là quá lớn đối với các dự án lớn, đề nghị giữ như quy định hiện hành về phát sinh tăng vốn đầu tư trên mười phần trăm phải trình Quốc hội.
Đối với việc thẩm tra dự án, công trình quan trọng quốc gia, nhiều ý kiến cho rằng cần có sự phối hợp thẩm tra để báo cáo xác thực và báo quát hết vấn đề.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết quy định đối với những dự án lớn thì có một cơ quan thẩm tra chính và các cơ quan khác tham gia ý kiến tập thể bằng văn bản nhưng trên thực tế thì khó thực hiện.
Đại biểu Lê Quang Bình dẫn chứng luật không quy định là có sự phối hợp giữa các ủy ban để thẩm tra như ý kiến của một số đại biểu gợi ý mà phải thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra các công trình dự án này.
Nhiều đại biểu đề xuất nên đưa đất trồng lúa vào đối tượng áp dụng của nghị quyết. Đối với dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải xác định tiêu chí xác định địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh.
Kết luận phiên thảo luận Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã tổng hợp lại các nhóm vấn đề mà các đại biểu đã cho ý kiến để các cơ quan soạn thảo tiếp thu, thể hiện trong dự thảo nghị quyết./.
Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Nghị quyết 66 được ban hành đã đáp ứng những thay đổi của nền kinh tế, đồng bộ hóa với các luật mới được ban hành, ngoài ra còn bổ sung thêm một số quy định cần thiết. Nghị quyết này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và giám sát việc thực hiện các dự án, công trình quan trọng quốc gia.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, quy mô, số lượng các dự án ngày càng lớn hơn, hình thức đầu tư đa dạng hơn; giá cả thị trường, tỷ giá hối đoái cũng đã thay đổi. Tình hình đó đòi hỏi phải thay đổi quy định về quy mô vốn đầu tư của các dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư để phù hợp với thực tế, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, tăng cường phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đi đôi với tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan hữu quan.
Cùng với đó, khi xây dựng Nghị quyết 66, quy mô vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài thường nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay đã có dự án của doanh nghiệp nhà nước chuẩn bị đầu tư ra nước ngoài với số vốn dự kiến góp 30% trên tổng mức đầu tư và tổng mức đầu tư dự án trên 20.000 tỷ đồng...
Qua thảo luận, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng dự án, công trình đầu tư tại Việt Nam có một trong năm tiêu chí sau đây là dự án, công trình quan trọng.
Một là quy mô tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên (theo thời giá tháng 6/2010) đối với dự án, công trình có sử dụng từ 30% vốn Nhà nước trở lên trên tổng vốn đầu tư dự án, công trình.
Hai là dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Ba là dự án, công trình phải di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác.
Bốn là dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh hoặc có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia.
Năm là dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh), Ngô Minh Hồng (Thành phố Hồ Chí Minh) cùng nhiều ý kiến khác không tán thành với quy định rừng đặc dụng (bao gồm vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học) từ 200ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 200ha trở lên mới là công trình trọng điểm quốc gia.
Đại biểu đưa ra những dẫn chứng về tình trạng rừng bị xâm hại nghiêm trọng trong khi môi trường đang là vấn đề bức xúc không chỉ của Việt Nam.
Đại biểu Ngô Văn Hùng (Lào Cai) bày tỏ sự lo lắng và cho rằng nếu quy định từ 200ha trở lên của rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn mới là công trình trọng điểm quốc gia và mới phải xin ý kiến của Quốc hội thì chỉ một thời gian nữa chúng ta sẽ hết rừng.
Các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc lại nội dung này để có quy định phù hợp với chủ trường bảo vệ và phát triển rừng hiện nay.
Đối với quy mô tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên (theo thời giá tháng 6/2010) đối với dự án, công trình có sử dụng từ 30% vốn Nhà nước trở lên trên tổng vốn đầu tư dự án, công trình, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cho rằng tiêu chí về quy mô vốn của dự án, công trình thuộc diện phải trình Quốc hội xem xét nên tính theo tỷ lệ % so với GDP hoặc ngân sách để đỡ phải điều chỉnh khi trượt giá. Khi cần bổ sung vốn cũng nên tính theo tỷ lệ % tăng thêm so với số đã duyệt.
Đại biểu Nghiêm Vũ Khải (Điện Biên) có quan điểm tương tự và đề xuất “Nên tính theo % ngân sách nhà nước. Công trình có quy mô vốn khoảng 2% GDP, trong đó phần vốn của nhà nước chiếm khoảng 2% ngân sách thì phải trình Quốc hội.”
Đối với dự án, công trình đầu tư ra nước ngoài, các ý kiến thảo luận đều đề nghị hết sức thận trọng trong việc quyết định đầu tư ra nước ngoài bởi tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân nêu lý do nếu Nhà nước đầu tư ra nước ngoài thì phải chịu trách nhiệm đến cùng nên không thể nới lỏng.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) thì cho rằng không nên đầu tư ra nước ngoài bởi ngoài lý do tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, còn một số lý do khác như hiện kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhiều công trình trong nước rất cần phải đầu tư, nếu đầu tư ra nước ngoài thì các công trình dự án trong nước sẽ bị thua thiệt.
Về phát sinh tăng vốn đầu tư, kéo dài thời gian thực hiện dự án phải báo cáo Quốc hội (khoản 4, điều 6), dự thảo Nghị quyết quy định: “… Khi có phát sinh tăng vốn đầu tư trên 20%, kéo dài thời gian thực hiện dự án, công trình quan trọng quốc gia từ một năm trở lên, Chính phủ phải báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất để xem xét, quyết định.”
Nhiều ý kiến đồng ý bổ sung quy định cụ thể, rõ hơn tại khoản 4, điều 6 trường hợp dự án, công trình kéo dài thời gian từ một năm trở lên phải báo cáo Quốc hội vì thực tế hiện nay, một số dự án, công trình đầu tư quan trọng quốc gia đã và đang kéo dài tiến độ thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Việc bổ sung quy định này sẽ là cơ sở để các cơ quan của Quốc hội giám sát tiến độ thực hiện dự án đầu tư và nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư đối với việc triển khai thực hiện dự án, công trình quan trọng quốc gia.
Đối với việc phát sinh tăng vốn đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng tỷ lệ trên 20% mới trình Quốc hội là không phù hợp vì mức tăng vốn đến hai mươi phần trăm mà không phải trình Quốc hội là quá lớn đối với các dự án lớn, đề nghị giữ như quy định hiện hành về phát sinh tăng vốn đầu tư trên mười phần trăm phải trình Quốc hội.
Đối với việc thẩm tra dự án, công trình quan trọng quốc gia, nhiều ý kiến cho rằng cần có sự phối hợp thẩm tra để báo cáo xác thực và báo quát hết vấn đề.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết quy định đối với những dự án lớn thì có một cơ quan thẩm tra chính và các cơ quan khác tham gia ý kiến tập thể bằng văn bản nhưng trên thực tế thì khó thực hiện.
Đại biểu Lê Quang Bình dẫn chứng luật không quy định là có sự phối hợp giữa các ủy ban để thẩm tra như ý kiến của một số đại biểu gợi ý mà phải thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra các công trình dự án này.
Nhiều đại biểu đề xuất nên đưa đất trồng lúa vào đối tượng áp dụng của nghị quyết. Đối với dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải xác định tiêu chí xác định địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh.
Kết luận phiên thảo luận Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã tổng hợp lại các nhóm vấn đề mà các đại biểu đã cho ý kiến để các cơ quan soạn thảo tiếp thu, thể hiện trong dự thảo nghị quyết./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)