Trong mùa mưa 2012, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) đã trồng tái canh trên 140ha càphê và đến nay những vườn càphê này đã bén rễ với tỷ lệ sống cao, cây phát triển tốt.
Dự kiến, những vườn càphê này sẽ đưa vào kinh doanh vào năm 2015 và 2016.
Huyện Đắk Mil có 20.781ha càphê, trong đó có gần 25% diện tích vườn cây trồng trên 20 năm đang bị già cỗi, năng suất có xu hướng giảm, cần phải phá bỏ dần để tái canh hàng năm. Sau khi chặt bỏ vườn cây càphê già cỗi, nông dân đã làm đất kỹ, nhặt hết rễ và tàn dư của những cây càphê cũ. Sau ba năm trồng đậu đỗ và hoa màu để loại bỏ hết các loại vi khuẩn gây bệnh, nông dân mới sử dụng đất trồng tái canh càphê.
Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, cán bộ khuyến nông của huyện đã hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây càphê mới trồng, kết hợp trồng xen cây họ đậu trong vườn càphê chưa khép tán vừa tạo thêm thu nhập, vừa tăng độ phì nhiêu của đất.
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất, toàn huyện đã cấp cho bà con hai đợt với hơn 142.000 cây càphê giống, đáp ứng cho yêu cầu trồng tái canh loại cây công nghiệp này trên địa bàn. Trong đó có các xã được cấp nhiều càphê giống là Đắk Lao (31.115 cây), Thuận An (27.050 cây), Đức Minh (23.600 cây). Đối với các xã khác được cấp từ 4.000 đến trên 17.000 cây càphê giống.
Ngoài việc trồng tái canh càphê trên những vùng đất cũ, nhiều hộ nông dân trong huyện còn áp dụng cải tạo những cây càphê già cỗi năng suất thấp, cây càphê bị bệnh rỉ sắt bằng phương pháp ghép chồi được lấy từ những cây càphê có những đặc tính ưu tú là năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, ít bị sâu bệnh được đưa về từ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
Đắk Mil là huyện có diện tích càphê nhiều nhất tỉnh với năng suất cao hơn các địa phương khác. Tuy nhiên, toàn huyện có diện tích càphê trồng trước năm 1990 tương đối lớn nay đang già cỗi cần phải loại bỏ dần để trồng lại.
Trong những năm tới, huyện tiếp tục cấp giống càphê cho nông dân trồng mỗi năm trồng tái canh từ 120 đến trên 150ha. Ngành nông nghiệp huyện sử dụng các giống càphê chọn lọc chất lượng cao thay thế dần cho những giống cũ; đồng thời áp dụng kỹ thuật sản xuất tiến bộ và thâm canh hợp lý để tăng cao năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho nông dân./.
Dự kiến, những vườn càphê này sẽ đưa vào kinh doanh vào năm 2015 và 2016.
Huyện Đắk Mil có 20.781ha càphê, trong đó có gần 25% diện tích vườn cây trồng trên 20 năm đang bị già cỗi, năng suất có xu hướng giảm, cần phải phá bỏ dần để tái canh hàng năm. Sau khi chặt bỏ vườn cây càphê già cỗi, nông dân đã làm đất kỹ, nhặt hết rễ và tàn dư của những cây càphê cũ. Sau ba năm trồng đậu đỗ và hoa màu để loại bỏ hết các loại vi khuẩn gây bệnh, nông dân mới sử dụng đất trồng tái canh càphê.
Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, cán bộ khuyến nông của huyện đã hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây càphê mới trồng, kết hợp trồng xen cây họ đậu trong vườn càphê chưa khép tán vừa tạo thêm thu nhập, vừa tăng độ phì nhiêu của đất.
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất, toàn huyện đã cấp cho bà con hai đợt với hơn 142.000 cây càphê giống, đáp ứng cho yêu cầu trồng tái canh loại cây công nghiệp này trên địa bàn. Trong đó có các xã được cấp nhiều càphê giống là Đắk Lao (31.115 cây), Thuận An (27.050 cây), Đức Minh (23.600 cây). Đối với các xã khác được cấp từ 4.000 đến trên 17.000 cây càphê giống.
Ngoài việc trồng tái canh càphê trên những vùng đất cũ, nhiều hộ nông dân trong huyện còn áp dụng cải tạo những cây càphê già cỗi năng suất thấp, cây càphê bị bệnh rỉ sắt bằng phương pháp ghép chồi được lấy từ những cây càphê có những đặc tính ưu tú là năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, ít bị sâu bệnh được đưa về từ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
Đắk Mil là huyện có diện tích càphê nhiều nhất tỉnh với năng suất cao hơn các địa phương khác. Tuy nhiên, toàn huyện có diện tích càphê trồng trước năm 1990 tương đối lớn nay đang già cỗi cần phải loại bỏ dần để trồng lại.
Trong những năm tới, huyện tiếp tục cấp giống càphê cho nông dân trồng mỗi năm trồng tái canh từ 120 đến trên 150ha. Ngành nông nghiệp huyện sử dụng các giống càphê chọn lọc chất lượng cao thay thế dần cho những giống cũ; đồng thời áp dụng kỹ thuật sản xuất tiến bộ và thâm canh hợp lý để tăng cao năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho nông dân./.
Nguyễn Ngọc Minh (TTXVN)