Các ngành chức năng và người dân huyện đầu nguồn Cái Bè, Tiền Giang đang khẩn trương khắc phục, tu sửa, gia cố các tuyến đê bao để đảm bảo có thể đương đầu với lũ lụt trong những ngày tới.
Ông Nguyễn Văn Khang - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang, Trưởng ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Tiền Giang, cho biết lũ lụt sông Cửu Long đang diễn biến phức tạp, bằng mọi biện pháp, tỉnh Tiền Giang đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản nhân dân, an toàn cho sản xuất, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Trước mắt, tỉnh cần tập trung gia cố những đoạn đê xung yếu, trực ban và hộ đê 24/24 giờ, rà soát an toàn các bến đò ngang, có kế hoạch di dời những hộ dân ở rải rác ngoài đồng vào nơi an toàn và tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai cho cộng đồng, đặc biệt đối với bà con vùng ngập lũ...
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, đối với khu vực nội đồng Tây Bắc tỉnh Tiền Giang, lũ có thể đạt đỉnh vào cuối tháng 10/2011. Nước lũ diễn biến phức tạp và dâng lên từng ngày.
Khảo sát thực tế chống lũ tại huyện đầu nguồn Cái Bè, ông Nguyễn Văn Khang đánh giá công tác chuẩn bị tại đây khá chu đáo, khi cần thiết đã huy động nhanh lực lượng ứng cứu, hộ đê theo phương châm “ bốn tại chỗ.”
Tuy nhiên, đáng lo ngại là khu vực vườn cây ăn trái phía Nam quốc lộ 1A tiếp giáp với sông Tiền. Nơi đây có mạng lưới đê bao yếu, mỏng, nhiều nơi khó chống chọi với triều cường và lũ lụt kết hợp tấn công, nếu không làm tốt công tác gia cố, tu sửa và tôn cao mặt đê kịp thời.
Theo báo cáo của bà Nguyễn Kim Liên - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cái Bè, ngay trước mùa lũ địa phương đã đắp 138 đập ngăn lũ cho những địa bàn trọng điểm, xử lý 10 điểm sạt lở dọc theo các tuyến kênh mương và thi công 17 công trình nạo vét kênh, kết hợp gia cố bờ bao ở 15 xã với tổng chiều dài gần 18km và khối lượng trên 194.000m3, tổng kinh phí trên 4,2 tỷ đồng.
Tỉnh Tiền Giang có 4 huyện đầu nguồn là Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và Châu Thành. Đây cũng là những vùng sản xuất chuyên canh quan trọng gồm dứa, lúa năng suất cao, vườn trồng cây ăn trái đặc sản.
Trong nhiều năm qua, tỉnh Tiền Giang đã huy động công sức “nhà nước và nhân dân cùng làm” kiện toàn đê bao ngăn lũ cho 100% diện tích vườn chuyên canh và vùng dứa nguyên liệu trồng tập trung. Đối với vùng trồng lúa năng suất cao, địa phương thực hiện phương án bố trí hợp lý thời vụ sản xuất theo hướng né lũ gây hại cho lúa vụ ba. Nhờ vậy, người dân đã thu hoạch dứt điểm trên 43.000ha lúa hè thu chính vụ tại 4 huyện vùng ngập lũ đầu nguồn.
Đối với các vùng còn lại, Tiền Giang đã đắp xong 7 đập thép lớn chống lũ và triều cường bảo vệ trên 5.000ha vườn cây ăn quả đặc sản phía Nam huyện Cai Lậy, xử lý 26 điểm sạt lở. Huyện Cai Lậy đắp 18 đập, nạo vét 6 công trình kênh kết hợp gia cố đê bao.
Huyện Tân Phước đang triển khai gia cố 11 công trình ô đê bao có tổng kinh phí 7,29 tỷ đồng bảo vệ khoảng 1.200ha dứa, nâng diện tích dứa được bảo vệ an toàn trên 13.000 ha./.
Ông Nguyễn Văn Khang - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang, Trưởng ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Tiền Giang, cho biết lũ lụt sông Cửu Long đang diễn biến phức tạp, bằng mọi biện pháp, tỉnh Tiền Giang đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản nhân dân, an toàn cho sản xuất, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Trước mắt, tỉnh cần tập trung gia cố những đoạn đê xung yếu, trực ban và hộ đê 24/24 giờ, rà soát an toàn các bến đò ngang, có kế hoạch di dời những hộ dân ở rải rác ngoài đồng vào nơi an toàn và tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai cho cộng đồng, đặc biệt đối với bà con vùng ngập lũ...
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, đối với khu vực nội đồng Tây Bắc tỉnh Tiền Giang, lũ có thể đạt đỉnh vào cuối tháng 10/2011. Nước lũ diễn biến phức tạp và dâng lên từng ngày.
Khảo sát thực tế chống lũ tại huyện đầu nguồn Cái Bè, ông Nguyễn Văn Khang đánh giá công tác chuẩn bị tại đây khá chu đáo, khi cần thiết đã huy động nhanh lực lượng ứng cứu, hộ đê theo phương châm “ bốn tại chỗ.”
Tuy nhiên, đáng lo ngại là khu vực vườn cây ăn trái phía Nam quốc lộ 1A tiếp giáp với sông Tiền. Nơi đây có mạng lưới đê bao yếu, mỏng, nhiều nơi khó chống chọi với triều cường và lũ lụt kết hợp tấn công, nếu không làm tốt công tác gia cố, tu sửa và tôn cao mặt đê kịp thời.
Theo báo cáo của bà Nguyễn Kim Liên - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cái Bè, ngay trước mùa lũ địa phương đã đắp 138 đập ngăn lũ cho những địa bàn trọng điểm, xử lý 10 điểm sạt lở dọc theo các tuyến kênh mương và thi công 17 công trình nạo vét kênh, kết hợp gia cố bờ bao ở 15 xã với tổng chiều dài gần 18km và khối lượng trên 194.000m3, tổng kinh phí trên 4,2 tỷ đồng.
Tỉnh Tiền Giang có 4 huyện đầu nguồn là Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và Châu Thành. Đây cũng là những vùng sản xuất chuyên canh quan trọng gồm dứa, lúa năng suất cao, vườn trồng cây ăn trái đặc sản.
Trong nhiều năm qua, tỉnh Tiền Giang đã huy động công sức “nhà nước và nhân dân cùng làm” kiện toàn đê bao ngăn lũ cho 100% diện tích vườn chuyên canh và vùng dứa nguyên liệu trồng tập trung. Đối với vùng trồng lúa năng suất cao, địa phương thực hiện phương án bố trí hợp lý thời vụ sản xuất theo hướng né lũ gây hại cho lúa vụ ba. Nhờ vậy, người dân đã thu hoạch dứt điểm trên 43.000ha lúa hè thu chính vụ tại 4 huyện vùng ngập lũ đầu nguồn.
Đối với các vùng còn lại, Tiền Giang đã đắp xong 7 đập thép lớn chống lũ và triều cường bảo vệ trên 5.000ha vườn cây ăn quả đặc sản phía Nam huyện Cai Lậy, xử lý 26 điểm sạt lở. Huyện Cai Lậy đắp 18 đập, nạo vét 6 công trình kênh kết hợp gia cố đê bao.
Huyện Tân Phước đang triển khai gia cố 11 công trình ô đê bao có tổng kinh phí 7,29 tỷ đồng bảo vệ khoảng 1.200ha dứa, nâng diện tích dứa được bảo vệ an toàn trên 13.000 ha./.
Minh Trí (TTXVN/Vietnam+)