Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Hội Nhà báo Việt Nam sẽ được tổ chức từ ngày 10-12/8/2010 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội.
Quyết định ấn định thời gian tổ chức đại hội trên đã được Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa VIII thông qua tại kỳ họp thứ 8, sáng 5/4.
Tại kỳ họp lần này, Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam đã thảo luận và thông qua báo cáo tình hình hoạt động của hội trong năm 2009 và phương hướng hoạt động năm 2010; những công việc chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trong tháng 8 tới. Ban chấp hành hội cũng xem xét bước đầu dự thảo Báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ 8 của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam.
Các ý kiến thảo luận tại kỳ họp đều cơ bản tán thành với những nội dung chính trong Báo cáo tình hình hoạt động Hội Nhà báo Việt Nam năm 2009 và phương hướng hoạt động năm 2010.
Nhiều ý kiến đánh giá bước phát triển rõ nhất của hội thời gian qua là sự chuyển động và khởi sắc của hệ thống tổ chức hội cấp cơ sở; tình trạng "3 không" - không trụ sở, không kinh phí, không con người - khá bức xúc vài năm trước đây ở Hội Nhà báo Việt Nam các tỉnh nay đã chấm dứt.
Hội Nhà báo Việt Nam đã tích cực hướng dẫn và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các hội viên tham gia Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với việc giáo dục bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo và sáng tác, quảng bá các tác phẩm về đề tài trên.
Hội cũng chủ động tham gia góp ý kiến, kiến nghị vào các văn bản pháp quy của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí và hoạt động hội. Giải Báo chí Quốc gia và nhiều giải thưởng báo chí về các chuyên đề khác như dân số, an toàn thực phẩm, doanh nhân, được tổ chức thường xuyên, tạo không khí hoạt động nghiệp vụ sôi nổi và góp phần xã hội hóa mạnh mẽ hơn hoạt động của hội. Năm 2009, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức 39 lớp tập huấn cho hơn 1.000 lượt hội viên.
Năm 2009, Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam đã tiếp nhận 5 đơn khiếu nại của hội viên về việc bị cản trở, hành hung khi tác nghiệp. Hội Nhà báo Việt Nam đã chủ động, kịp thời can thiệp với các cơ quan chức năng, xử lý dứt điểm 4 trường hợp và đang tích cực tham gia giải quyết các vụ việc còn tồn tại.
Tại kỳ họp, Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam quyết định ghi vào Nghị quyết của kỳ họp bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình liên tục xảy ra các vụ cản trở, hành hung, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, sức khỏe nhà báo khi đang hành nghề chính đáng và hợp pháp.
Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam bất bình về việc xử lý các vụ việc này còn chậm chạp, chưa hiệu quả và chưa thích đáng. Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp khẩn trương giải quyết và xử lý nghiêm túc các vụ việc trên. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam có trách nhiệm liên hệ kịp thời để thúc đẩy xử lý, tạo tiếng nói mạnh mẽ ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, cản trở nhà báo tác nghiệp. Những vụ việc nghiêm trọng xử lý khuất tất, Hội sẽ có kiến nghị gửi tới các cấp có thẩm quyền cao nhất.
Để làm rõ thêm và thúc đẩy việc thực hiện các quy ước đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam đã được nêu lên tại Đại hội VIII, sắp tới Hội Nhà báo Việt Nam cùng với Hội đồng Anh sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng, lấy ý kiến các cơ quan chức năng và tổ chức thảo luận rộng rãi nhằm xây dựng và phát hành tài liệu về những chuẩn mực đạo đức và hành vi của người làm báo. Việc tiếp thu các quy định về nghề báo của các nước sẽ được xem xét phù hợp với văn hóa, cơ sở pháp lý và tính chất của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Hội nghị cũng đã thông qua Kế hoạch tổ chức Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2010) và 85 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2010)./.
Quyết định ấn định thời gian tổ chức đại hội trên đã được Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa VIII thông qua tại kỳ họp thứ 8, sáng 5/4.
Tại kỳ họp lần này, Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam đã thảo luận và thông qua báo cáo tình hình hoạt động của hội trong năm 2009 và phương hướng hoạt động năm 2010; những công việc chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trong tháng 8 tới. Ban chấp hành hội cũng xem xét bước đầu dự thảo Báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ 8 của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam.
Các ý kiến thảo luận tại kỳ họp đều cơ bản tán thành với những nội dung chính trong Báo cáo tình hình hoạt động Hội Nhà báo Việt Nam năm 2009 và phương hướng hoạt động năm 2010.
Nhiều ý kiến đánh giá bước phát triển rõ nhất của hội thời gian qua là sự chuyển động và khởi sắc của hệ thống tổ chức hội cấp cơ sở; tình trạng "3 không" - không trụ sở, không kinh phí, không con người - khá bức xúc vài năm trước đây ở Hội Nhà báo Việt Nam các tỉnh nay đã chấm dứt.
Hội Nhà báo Việt Nam đã tích cực hướng dẫn và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các hội viên tham gia Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với việc giáo dục bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo và sáng tác, quảng bá các tác phẩm về đề tài trên.
Hội cũng chủ động tham gia góp ý kiến, kiến nghị vào các văn bản pháp quy của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí và hoạt động hội. Giải Báo chí Quốc gia và nhiều giải thưởng báo chí về các chuyên đề khác như dân số, an toàn thực phẩm, doanh nhân, được tổ chức thường xuyên, tạo không khí hoạt động nghiệp vụ sôi nổi và góp phần xã hội hóa mạnh mẽ hơn hoạt động của hội. Năm 2009, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức 39 lớp tập huấn cho hơn 1.000 lượt hội viên.
Năm 2009, Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam đã tiếp nhận 5 đơn khiếu nại của hội viên về việc bị cản trở, hành hung khi tác nghiệp. Hội Nhà báo Việt Nam đã chủ động, kịp thời can thiệp với các cơ quan chức năng, xử lý dứt điểm 4 trường hợp và đang tích cực tham gia giải quyết các vụ việc còn tồn tại.
Tại kỳ họp, Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam quyết định ghi vào Nghị quyết của kỳ họp bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình liên tục xảy ra các vụ cản trở, hành hung, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, sức khỏe nhà báo khi đang hành nghề chính đáng và hợp pháp.
Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam bất bình về việc xử lý các vụ việc này còn chậm chạp, chưa hiệu quả và chưa thích đáng. Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp khẩn trương giải quyết và xử lý nghiêm túc các vụ việc trên. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam có trách nhiệm liên hệ kịp thời để thúc đẩy xử lý, tạo tiếng nói mạnh mẽ ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, cản trở nhà báo tác nghiệp. Những vụ việc nghiêm trọng xử lý khuất tất, Hội sẽ có kiến nghị gửi tới các cấp có thẩm quyền cao nhất.
Để làm rõ thêm và thúc đẩy việc thực hiện các quy ước đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam đã được nêu lên tại Đại hội VIII, sắp tới Hội Nhà báo Việt Nam cùng với Hội đồng Anh sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng, lấy ý kiến các cơ quan chức năng và tổ chức thảo luận rộng rãi nhằm xây dựng và phát hành tài liệu về những chuẩn mực đạo đức và hành vi của người làm báo. Việc tiếp thu các quy định về nghề báo của các nước sẽ được xem xét phù hợp với văn hóa, cơ sở pháp lý và tính chất của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Hội nghị cũng đã thông qua Kế hoạch tổ chức Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2010) và 85 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2010)./.
Hoàng Hoa (Vietnam+)