Ngày 10/1, tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2011, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, đến nay hầu hết các tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã được giao quyền tự chủ.
Cụ thể, số lượng các tổ chức đăng ký thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm chiếm trên 80%. Trong đó, khoảng 65% các tổ chức có đề án chuyển đổi đã được phê duyệt.
Thực tế, các tổ chức khoa học công nghệ sau khi chuyển đổi đã phát huy hiệu quả trong hoạt động như Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, Viện công nghệ thực phẩm, Viện nghiên cứu cơ khí… Nhiều sản phẩm, kết quả nghiên cứu được thương mại hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhận được nhiều đơn đặt hàng của doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho cán bộ khoa học.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, hiện có 2.000 đơn vị đủ điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ. Trong đó, có trên 300 doanh nghiệp được hình thành từ các trường đại học, viện nghiên cứu; trên 200 doanh nghiệp thành lập viện hoặc trung tâm nghiên cứu chuyên ngành…
“Thời gian qua, đã xuất hiện không ít doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao có tốc độ tăng trưởng lên tới vài chục, vài trăm và thậm chí là vài ngàn lần chỉ sau 3-5 năm thành lập,” ông Quân nói.
Tuy nhiên, ông Quân cũng cho biết các chế độ, ưu đãi đối với các đơn vị khoa học công nghệ công lập thực hiện tự chủ (như quyền sản xuất, kinh doanh, hưởng ưu đãi như doanh nghiệp…) và các doanh nghiệp khoa học công nghệ (ưu đãi cao nhất về thuế, thu nhập doanh nghiệp…) vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.
Trong năm 2012, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ nghiên cứu đề xuất bổ sung các quy định ưu đãi riêng đối với các tổ chức khoa học công nghệ trong Luật Đất đai, Luật Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước để đảm bảo tự chủ cho các tổ chức sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động.
Ngoài ra, Bộ này cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ, phát triển thị trường, xã hội hóa các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ…/.
Cụ thể, số lượng các tổ chức đăng ký thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm chiếm trên 80%. Trong đó, khoảng 65% các tổ chức có đề án chuyển đổi đã được phê duyệt.
Thực tế, các tổ chức khoa học công nghệ sau khi chuyển đổi đã phát huy hiệu quả trong hoạt động như Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, Viện công nghệ thực phẩm, Viện nghiên cứu cơ khí… Nhiều sản phẩm, kết quả nghiên cứu được thương mại hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhận được nhiều đơn đặt hàng của doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho cán bộ khoa học.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, hiện có 2.000 đơn vị đủ điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ. Trong đó, có trên 300 doanh nghiệp được hình thành từ các trường đại học, viện nghiên cứu; trên 200 doanh nghiệp thành lập viện hoặc trung tâm nghiên cứu chuyên ngành…
“Thời gian qua, đã xuất hiện không ít doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao có tốc độ tăng trưởng lên tới vài chục, vài trăm và thậm chí là vài ngàn lần chỉ sau 3-5 năm thành lập,” ông Quân nói.
Tuy nhiên, ông Quân cũng cho biết các chế độ, ưu đãi đối với các đơn vị khoa học công nghệ công lập thực hiện tự chủ (như quyền sản xuất, kinh doanh, hưởng ưu đãi như doanh nghiệp…) và các doanh nghiệp khoa học công nghệ (ưu đãi cao nhất về thuế, thu nhập doanh nghiệp…) vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.
Trong năm 2012, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ nghiên cứu đề xuất bổ sung các quy định ưu đãi riêng đối với các tổ chức khoa học công nghệ trong Luật Đất đai, Luật Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước để đảm bảo tự chủ cho các tổ chức sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động.
Ngoài ra, Bộ này cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ, phát triển thị trường, xã hội hóa các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ…/.
Trung Hiền (Vietnam+)