Từ hơn 30 năm nay, ngày 27/9, vốn là ngày những người cách mạng Bỉ giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu giải phóng đất nước vào năm 1830, đã được chọn là ngày thành lập Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp sinh sống tại Wallonie và Brussels.
Không chỉ ở Bỉ mà ở bất cứ nơi nào có sự hiện diện của Phái đoàn Wallonie-Brussels, ngày 27/9 sẽ đều được kỷ niệm trọng thể.
Tại Việt Nam, ngày 27/9 năm nay sẽ được kỷ niệm long trọng tại cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân dịp này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Trưởng Đại diện Phái đoàn Wallonie-Brussels, ông Franck Pezza.
- Nhân ngày thành lập Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp, xin ông điểm lại những dấu mốc đáng chú ý nhất trong lịch sử 17 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Wallonie-Brussels và Việt Nam kể từ 1993 đến nay?
- Ông Franck Pezza: Năm 1993, Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp đã ký Hiệp định Hợp tác đầu tiên với Việt Nam.
Đến năm 1996, cơ quan đại diện ngoại giao của Cộng đồng nói tiếng Pháp đã được thành lập tại Hà Nội.
Sau đó, năm 2002, Hiệp định này được mở rộng với sự tham gia hợp tác của vùng Wallonie và Ủy ban Cộng đồng tiếng Pháp Vùng thủ đô Brussels.
Cơ quan đại diện ngoại giao của các chính phủ có sử dụng tiếng Pháp của Bỉ có toàn quyền tự chủ trong việc thực hiện các thẩm quyền riêng của mình do thể chế Liên bang Vương quốc Bỉ quy định.
Với việc mở thêm một Phái đoàn ngoại giao tại Bắc Kinh vào năm 2009, cho đến nay, Phái đoàn tại Việt Nam là một trong hai phái đoàn Wallonie-Brussels tại châu Á.
Đây là minh chứng cho thấy rằng với chúng tôi, Việt Nam thực sự là một đối tác ưu tiên đặc biệt. Chúng tôi cam kết hỗ trợ sự phát triển và tiến bộ của Việt Nam trên tinh thần hợp tác toàn diện dài hạn giữa các đối tác thực sự hiểu nhau, làm việc trên nguyên tắc bình đẳng, tin cậy và hữu nghị.
- Phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam song song với Chính quyền Liên bang Bỉ nhưng có những đặc thù riêng, Wallonie-Brussels có những thuận lợi, khó khăn gì?
- Ông Franck Pezza: Theo quy định chung, hợp tác phát triển là lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Chính quyền Liên bang với các chương trình hợp tác cấp quốc gia có quy mô và nguồn ngân sách lớn do Đại sứ quán Bỉ chịu trách nhiệm theo dõi việc thực thi các dự án. Ví dụ như chương trình cấp học bổng song phương của Chính phủ Bỉ đã gặt hái được rất nhiều thành công tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, vùng và cộng đồng, với những nguồn ngân sách riêng của mình, cũng phát triển những chương trình hợp tác thuộc thẩm quyền của mình trên các lĩnh vực hợp tác khác, độc lập với các lĩnh vực hợp tác của Chính quyền Liên bang.
Tuy nhiên, vẫn có sự phối hợp chặt chẽ với Chính quyền Liên bang để các dự án có tính liên kết và đồng nhất. Bằng chứng cụ thể nhất đó là chương trình của APEFE (Hiệp hội thúc đẩy giáo dục và đào tạo ở nước ngoài), ngày càng liên kết chặt chẽ với với các chương trình của Wallonie-Brussels nhưng nguồn ngân sách của chương trình lại là do Chính quyền Liên bang Bỉ cung cấp.
Trong khi đó, giáo dục đại học, bảo tồn di sản hay văn hóa, nghiên cứu khoa học lại là các lĩnh vực mà Nhà nước Liên bang đã trao thẩm quyền cho vùng và cộng đồng quản lý ở cấp quan hệ hợp tác quốc tế của mình. Đây đều là những lĩnh vực hợp tác chuyên biệt được Wallonie-Brussels đầu tư nhiều và tạo ra những thế mạnh riêng.
Trong lĩnh vực này, đào tạo đại học là mảng hợp tác được ưu tiên đầu tư nhiều nhất. Chúng tôi chia sẻ mối quan tâm của Chính phủ Việt Nam trước những thách thức đặt ra trong lĩnh vực giáo dục, bằng việc cùng tham gia nỗ lực đào tạo nhiều cán bộ, giảng viên có bằng thạc sỹ, tiến sỹ song song với việc phát triển nghiên cứu.
Đến nay, đào tạo đại học và nghiên cứu là những nội dung chính trong chương trình hợp tác giai đoạn 2010-2012 giữa Việt Nam và Wallonie-Brussels, chương trình đang diễn ra với kết quả mỹ mãn.
Trong giai đoạn hợp tác 2010-2012, tổng ngân sách dành cho hơn 30 dự án hợp tác của Wallonie-Brussels và theo khuôn khổ APEFE đạt khoảng 4 triệu euro.
Có thể nói, chúng tôi đã đạt được nhiều kết quả đáng kinh ngạc trong hợp tác dù rằng nguồn ngân sách còn khiêm tốn. Trên thực tế, các đối tác Việt Nam cũng đánh giá rất cao về tính hiệu quả của các dự án này. Cho nên dù rằng ngân sách của dự án còn hạn hẹp nhưng điều đó không ngăn cản những tham vọng thành công lớn.
- Sau 2 năm sống và làm việc tại Việt Nam, ông có cảm nghĩ gì về đất nước và con người nơi đây?
- Ông Franck Pezza: Sẽ thật là khó nếu chỉ dùng vài từ để nói về những cảm xúc hết sức lạc quan về Việt Nam trong thời gian hai năm tôi sinh sống ở nơi đây.
Trước hết, tôi cho rằng mình đã may mắn được sinh sống tại Hà Nội, thành phố với nhiều nét duyên dáng, với các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể không nơi đâu có được. Đó cũng chính là những nét đẹp của cả nước Việt Nam nói chung.
Tôi cũng đã có dịp đi thăm Việt Nam từ Nam ra Bắc và tôi đã thấy những nét đa dạng văn hóa, lịch sử, truyền thống, tính khiêm tốn của người Việt Nam và sự phát triển kinh tế đầy năng động của Việt Nam.
Tôi rất hâm mộ con người Việt Nam, đặc biệt bởi sự niềm nở và tính hiếu khách. Đó là những phẩm chất đáng quý mà chúng tôi cảm nhận thật rõ ràng khi tôi và gia đình đang và sẽ còn sinh sống và làm việc trên đất nước này 2 năm nữa.
- Xin cám ơn ông!
Không chỉ ở Bỉ mà ở bất cứ nơi nào có sự hiện diện của Phái đoàn Wallonie-Brussels, ngày 27/9 sẽ đều được kỷ niệm trọng thể.
Tại Việt Nam, ngày 27/9 năm nay sẽ được kỷ niệm long trọng tại cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân dịp này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Trưởng Đại diện Phái đoàn Wallonie-Brussels, ông Franck Pezza.
- Nhân ngày thành lập Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp, xin ông điểm lại những dấu mốc đáng chú ý nhất trong lịch sử 17 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Wallonie-Brussels và Việt Nam kể từ 1993 đến nay?
- Ông Franck Pezza: Năm 1993, Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp đã ký Hiệp định Hợp tác đầu tiên với Việt Nam.
Đến năm 1996, cơ quan đại diện ngoại giao của Cộng đồng nói tiếng Pháp đã được thành lập tại Hà Nội.
Sau đó, năm 2002, Hiệp định này được mở rộng với sự tham gia hợp tác của vùng Wallonie và Ủy ban Cộng đồng tiếng Pháp Vùng thủ đô Brussels.
Cơ quan đại diện ngoại giao của các chính phủ có sử dụng tiếng Pháp của Bỉ có toàn quyền tự chủ trong việc thực hiện các thẩm quyền riêng của mình do thể chế Liên bang Vương quốc Bỉ quy định.
Với việc mở thêm một Phái đoàn ngoại giao tại Bắc Kinh vào năm 2009, cho đến nay, Phái đoàn tại Việt Nam là một trong hai phái đoàn Wallonie-Brussels tại châu Á.
Đây là minh chứng cho thấy rằng với chúng tôi, Việt Nam thực sự là một đối tác ưu tiên đặc biệt. Chúng tôi cam kết hỗ trợ sự phát triển và tiến bộ của Việt Nam trên tinh thần hợp tác toàn diện dài hạn giữa các đối tác thực sự hiểu nhau, làm việc trên nguyên tắc bình đẳng, tin cậy và hữu nghị.
- Phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam song song với Chính quyền Liên bang Bỉ nhưng có những đặc thù riêng, Wallonie-Brussels có những thuận lợi, khó khăn gì?
- Ông Franck Pezza: Theo quy định chung, hợp tác phát triển là lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Chính quyền Liên bang với các chương trình hợp tác cấp quốc gia có quy mô và nguồn ngân sách lớn do Đại sứ quán Bỉ chịu trách nhiệm theo dõi việc thực thi các dự án. Ví dụ như chương trình cấp học bổng song phương của Chính phủ Bỉ đã gặt hái được rất nhiều thành công tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, vùng và cộng đồng, với những nguồn ngân sách riêng của mình, cũng phát triển những chương trình hợp tác thuộc thẩm quyền của mình trên các lĩnh vực hợp tác khác, độc lập với các lĩnh vực hợp tác của Chính quyền Liên bang.
Tuy nhiên, vẫn có sự phối hợp chặt chẽ với Chính quyền Liên bang để các dự án có tính liên kết và đồng nhất. Bằng chứng cụ thể nhất đó là chương trình của APEFE (Hiệp hội thúc đẩy giáo dục và đào tạo ở nước ngoài), ngày càng liên kết chặt chẽ với với các chương trình của Wallonie-Brussels nhưng nguồn ngân sách của chương trình lại là do Chính quyền Liên bang Bỉ cung cấp.
Trong khi đó, giáo dục đại học, bảo tồn di sản hay văn hóa, nghiên cứu khoa học lại là các lĩnh vực mà Nhà nước Liên bang đã trao thẩm quyền cho vùng và cộng đồng quản lý ở cấp quan hệ hợp tác quốc tế của mình. Đây đều là những lĩnh vực hợp tác chuyên biệt được Wallonie-Brussels đầu tư nhiều và tạo ra những thế mạnh riêng.
Trong lĩnh vực này, đào tạo đại học là mảng hợp tác được ưu tiên đầu tư nhiều nhất. Chúng tôi chia sẻ mối quan tâm của Chính phủ Việt Nam trước những thách thức đặt ra trong lĩnh vực giáo dục, bằng việc cùng tham gia nỗ lực đào tạo nhiều cán bộ, giảng viên có bằng thạc sỹ, tiến sỹ song song với việc phát triển nghiên cứu.
Đến nay, đào tạo đại học và nghiên cứu là những nội dung chính trong chương trình hợp tác giai đoạn 2010-2012 giữa Việt Nam và Wallonie-Brussels, chương trình đang diễn ra với kết quả mỹ mãn.
Trong giai đoạn hợp tác 2010-2012, tổng ngân sách dành cho hơn 30 dự án hợp tác của Wallonie-Brussels và theo khuôn khổ APEFE đạt khoảng 4 triệu euro.
Có thể nói, chúng tôi đã đạt được nhiều kết quả đáng kinh ngạc trong hợp tác dù rằng nguồn ngân sách còn khiêm tốn. Trên thực tế, các đối tác Việt Nam cũng đánh giá rất cao về tính hiệu quả của các dự án này. Cho nên dù rằng ngân sách của dự án còn hạn hẹp nhưng điều đó không ngăn cản những tham vọng thành công lớn.
- Sau 2 năm sống và làm việc tại Việt Nam, ông có cảm nghĩ gì về đất nước và con người nơi đây?
- Ông Franck Pezza: Sẽ thật là khó nếu chỉ dùng vài từ để nói về những cảm xúc hết sức lạc quan về Việt Nam trong thời gian hai năm tôi sinh sống ở nơi đây.
Trước hết, tôi cho rằng mình đã may mắn được sinh sống tại Hà Nội, thành phố với nhiều nét duyên dáng, với các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể không nơi đâu có được. Đó cũng chính là những nét đẹp của cả nước Việt Nam nói chung.
Tôi cũng đã có dịp đi thăm Việt Nam từ Nam ra Bắc và tôi đã thấy những nét đa dạng văn hóa, lịch sử, truyền thống, tính khiêm tốn của người Việt Nam và sự phát triển kinh tế đầy năng động của Việt Nam.
Tôi rất hâm mộ con người Việt Nam, đặc biệt bởi sự niềm nở và tính hiếu khách. Đó là những phẩm chất đáng quý mà chúng tôi cảm nhận thật rõ ràng khi tôi và gia đình đang và sẽ còn sinh sống và làm việc trên đất nước này 2 năm nữa.
- Xin cám ơn ông!
Quang Thanh (Vietnam+)