Sau hơn một năm ròng kịch liệt phản đối đề xuất của các nghị sỹ Cộng hòa tại quốc hội về một bộ máy chính quyền liên bang gọn nhẹ hơn để giảm chi phí, trong tuần qua Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề nghị Quốc hội cho phép Nhà Trắng quyền được cải tổ bộ máy chính phủ, sắp xếp lại một số cơ quan mà Nhà Trắng cho là có sự chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ.
Đề nghị này được đưa ra giữa lúc chính quyền Obama bị phe Cộng hòa, nhất là các ứng cử viên tổng thống tiềm tàng, chỉ trích "đã thất bại trong việc tổ chức một bộ máy chính phủ hoạt động hiệu quả, giảm bớt quan liêu và chi tiêu ngân sách."
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, đề xuất cải tổ bộ máy chính phủ mà ông Obama dự kiến công bố chi tiết trong 6 tháng tới có thể bao gồm việc chuyển Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), cơ quan được thành lập năm 1962 chịu trách nhiệm khuyến nghị và điều phối chính sách thương mại và đàm phán các hiệp định thương mại tay đôi và đa phương, về Bộ Thương mại nhưng vẫn giữ nguyên cấp nội các.
Ngân hàng xuất-nhập khẩu (Ex-Im Bank) cũng sẽ được sáp nhập vào Bộ Thương mại để có sự điều phối chiến lược hiệu quả hơn giữa các đơn vị cùng chức năng. Kế hoạch của Nhà Trắng còn bao gồm việc nâng cấp Cơ quan quản lý các doanh nghiệp nhỏ (SBA) lên cấp bộ với chức năng chủ yếu là giám sát việc buôn bán, đầu tư, kinh doanh, phát triển kinh tế, công nghệ, phát minh và thống kê kinh tế.
Cục điều tra dân số và Cục thống kê lao động cũng sẽ được sáp nhập với nhau để chuyên sâu vào công tác dữ liệu thống kê của chính phủ. Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển, đơn vị hiện chiếm tỷ lệ ngân sách khá lớn của Bộ Thương mại, sẽ được chuyển về Bộ Nội vụ...
Kế hoạch cải tổ này dự kiến sẽ được công bố chi tiết trong 6 tháng tới để thực hiện trong vòng 10 năm. Nếu được Quốc hội chấp thuận, đây sẽ là cuộc cải tổ mạnh mẽ nhất bộ máy chính phủ liên bang kể từ thời Tổng thống Ronald Reagan. Nhà Trắng hy vọng trong đợt cải tổ đầu tiên sẽ cắt giảm được từ 1.000 đến 2.000 nhân viên thuộc biên chế chính phủ liên bang, mỗi năm tiết kiệm được khoảng 2 tỷ USD ngân sách.
Các nghị sỹ Quốc hội ủng hộ chủ trương nâng cấp SBA lên cấp bộ, nhưng cho rằng việc sáp nhập các cơ quan và đơn vị phụ trách về thương mại cần phải cân nhắc thận trọng, không để ảnh hưởng tới chính sách thương mại của Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng kế hoạch cải tổ đầy tham vọng của chính quyền Obama không dễ thành công vì nhiều chính quyền trước đây cũng từng có những đề xuất tương tự nhưng đều thất bại trong ý định cải tổ bộ máy 2,1 triệu công nhân viên chức liên bang./.
Đề nghị này được đưa ra giữa lúc chính quyền Obama bị phe Cộng hòa, nhất là các ứng cử viên tổng thống tiềm tàng, chỉ trích "đã thất bại trong việc tổ chức một bộ máy chính phủ hoạt động hiệu quả, giảm bớt quan liêu và chi tiêu ngân sách."
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, đề xuất cải tổ bộ máy chính phủ mà ông Obama dự kiến công bố chi tiết trong 6 tháng tới có thể bao gồm việc chuyển Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), cơ quan được thành lập năm 1962 chịu trách nhiệm khuyến nghị và điều phối chính sách thương mại và đàm phán các hiệp định thương mại tay đôi và đa phương, về Bộ Thương mại nhưng vẫn giữ nguyên cấp nội các.
Ngân hàng xuất-nhập khẩu (Ex-Im Bank) cũng sẽ được sáp nhập vào Bộ Thương mại để có sự điều phối chiến lược hiệu quả hơn giữa các đơn vị cùng chức năng. Kế hoạch của Nhà Trắng còn bao gồm việc nâng cấp Cơ quan quản lý các doanh nghiệp nhỏ (SBA) lên cấp bộ với chức năng chủ yếu là giám sát việc buôn bán, đầu tư, kinh doanh, phát triển kinh tế, công nghệ, phát minh và thống kê kinh tế.
Cục điều tra dân số và Cục thống kê lao động cũng sẽ được sáp nhập với nhau để chuyên sâu vào công tác dữ liệu thống kê của chính phủ. Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển, đơn vị hiện chiếm tỷ lệ ngân sách khá lớn của Bộ Thương mại, sẽ được chuyển về Bộ Nội vụ...
Kế hoạch cải tổ này dự kiến sẽ được công bố chi tiết trong 6 tháng tới để thực hiện trong vòng 10 năm. Nếu được Quốc hội chấp thuận, đây sẽ là cuộc cải tổ mạnh mẽ nhất bộ máy chính phủ liên bang kể từ thời Tổng thống Ronald Reagan. Nhà Trắng hy vọng trong đợt cải tổ đầu tiên sẽ cắt giảm được từ 1.000 đến 2.000 nhân viên thuộc biên chế chính phủ liên bang, mỗi năm tiết kiệm được khoảng 2 tỷ USD ngân sách.
Các nghị sỹ Quốc hội ủng hộ chủ trương nâng cấp SBA lên cấp bộ, nhưng cho rằng việc sáp nhập các cơ quan và đơn vị phụ trách về thương mại cần phải cân nhắc thận trọng, không để ảnh hưởng tới chính sách thương mại của Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng kế hoạch cải tổ đầy tham vọng của chính quyền Obama không dễ thành công vì nhiều chính quyền trước đây cũng từng có những đề xuất tương tự nhưng đều thất bại trong ý định cải tổ bộ máy 2,1 triệu công nhân viên chức liên bang./.
(TTXVN/Vietnam+)