Tổng thống Serbia Boris Tadic ngày 4/4 đã chính thức tuyên bố từ chức, đồng thời khẳng định ông sẽ tham gia cuộc bầu cử tổng thống sắp tới với tư cách là ứng cử viên của Đảng Dân chủ (DS).
Trong một tuyên bố ra cùng ngày, ông Tadic nêu rõ: "Tôi quyết định rút ngắn nhiệm kỳ của mình để cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn được tổ chức ngày 6/5 tới và tôi sẽ ra tranh cử." Ngày 6/5, tại Serbia cũng dự kiến diễn ra cuộc bầu cử quốc hội và địa phương.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng nguyên nhân khiến ông Tadic quyết định từ chức là nhằm vực dậy uy tín của đảng DS, vốn đang bị sụt giảm mạnh. Theo các cuộc thăm dò dư luận mới đây, uy tín đảng DS của ông Tadic - chính đảng lớn nhất trong liên minh cầm quyền - đang đứng sau đảng Tiến bộ Serbia đối lập (SNS).
Trong thời gian cầm quyền, Tổng thống Tadic rất nỗ lực để đưa Serbia gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Để thực hiện quyết tâm hội nhập châu Âu, chính quyền của Tổng thống Tadic thậm chí phải có nhiều nhượng bộ chính trị, trong đó có việc Beograd cho phép Kosovo - vùng lãnh thổ ly khai của Serbia đơn phương tuyên bố độc lập năm 2008 với sự hậu thuẫn của Mỹ và một số nước EU, độc lập tham gia các cuộc gặp quốc tế đa phương.
Hồi đầu tháng 3 vừa qua, Serbia đã nhận được qui chế ứng cử viên gia nhập EU, bất chấp kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy hơn 50% số người dân ở quốc gia vùng Balkan này phản đối việc gia nhập liên minh này.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu cũng như sự trì trệ trong các cuộc cải cách khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đời sống người dân sụt giảm, tham nhũng hoành hành ... cũng là những nguyên nhân khiến đảng DS mất dần lòng tin của người dân.
Mặc dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, song giới quan sát nhận định cơ hội tái đắc cử Tổng thống Serbia của ông Tadic là khá cao./.
Trong một tuyên bố ra cùng ngày, ông Tadic nêu rõ: "Tôi quyết định rút ngắn nhiệm kỳ của mình để cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn được tổ chức ngày 6/5 tới và tôi sẽ ra tranh cử." Ngày 6/5, tại Serbia cũng dự kiến diễn ra cuộc bầu cử quốc hội và địa phương.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng nguyên nhân khiến ông Tadic quyết định từ chức là nhằm vực dậy uy tín của đảng DS, vốn đang bị sụt giảm mạnh. Theo các cuộc thăm dò dư luận mới đây, uy tín đảng DS của ông Tadic - chính đảng lớn nhất trong liên minh cầm quyền - đang đứng sau đảng Tiến bộ Serbia đối lập (SNS).
Trong thời gian cầm quyền, Tổng thống Tadic rất nỗ lực để đưa Serbia gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Để thực hiện quyết tâm hội nhập châu Âu, chính quyền của Tổng thống Tadic thậm chí phải có nhiều nhượng bộ chính trị, trong đó có việc Beograd cho phép Kosovo - vùng lãnh thổ ly khai của Serbia đơn phương tuyên bố độc lập năm 2008 với sự hậu thuẫn của Mỹ và một số nước EU, độc lập tham gia các cuộc gặp quốc tế đa phương.
Hồi đầu tháng 3 vừa qua, Serbia đã nhận được qui chế ứng cử viên gia nhập EU, bất chấp kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy hơn 50% số người dân ở quốc gia vùng Balkan này phản đối việc gia nhập liên minh này.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu cũng như sự trì trệ trong các cuộc cải cách khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đời sống người dân sụt giảm, tham nhũng hoành hành ... cũng là những nguyên nhân khiến đảng DS mất dần lòng tin của người dân.
Mặc dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, song giới quan sát nhận định cơ hội tái đắc cử Tổng thống Serbia của ông Tadic là khá cao./.
(TTXVN)