Việc điều chỉnh hệ thống trợ cấp hưu trí là trọng tâm trong chương trình cải cách của Tổng thống Macron khi ông lên nắm quyền vào năm 2017. Kế hoạch cải cách lương hưu này đã vấp phải làn sóng phản đối kịch liệt của người dân dẫn đến những vụ biểu tình sau đó là bạo loạn đã diễn ra trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên kế hoạch Cải cách lương hưu của ông Macron đã phải dừng lại vì dịch COVID-19 và chỉ mới được khởi động trở lại vào năm 2022, khi ông đặt kế hoạch này là trọng tâm trong chiến dịch tái tranh cử của mình. Chính phủ của Tổng thống Macron cho rằng những thay đổi này là cần thiết để ngăn hệ thống lương hưu rơi vào tình trạng thâm hụt trong những năm tới. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Pháp là một trong những nước có độ tuổi nghỉ hưu thấp trong nhóm các nước công nghiệp, và Pháp đang chi gần 14% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào trợ cấp lương hưu, nhiều hơn phần lớn những nước khác. Tối 11/3/2023 (giờ địa phương), với tỷ lệ 195 phiếu thuận và 112 phiếu chống, Thượng viện Pháp đã thông qua dự luật cải cách gây tranh cãi đối với hệ thống lương hưu, qua đó thúc đẩy dự luật tiến thêm một bước để trở thành Luật. Ngày 22/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ thúc đẩy cải cách lương hưu bất chấp các ý kiến phản đối dẫn tới các cuộc biểu tình và đình công liên tiếp đang tiếp tục diễn ra. Thủ tướng Elisabeth Borne cũng khẳng định không từ chức và cho biết sẽ kiên định cùng với các bộ trưởng trong Nội các theo đuổi việc thực hiện những thay đổi cần thiết cho đất nước.
Nhiều cuộc biểu tình và đình công thu hút đông đảo người tham gia đã diễn ra trên khắp nước Pháp để phản đối việc tăng tuổi nghỉ hưu của công dân Pháp từ 62 lên 64.
Do ảnh hưởng của đình công, công tác bảo trì tại 9 lò phản ứng hạt nhân của Pháp bị gián đoạn trong ngày 11/4; sản lượng điện của các nhà máy nhiệt điện, thủy điện và hạt nhân đã giảm khoảng 8,2 GW.
Giới trẻ Pháp đặc biệt phẫn nộ trước sự kiểm soát chặt chẽ mà chính quyền đặt lên các cuộc biểu tình và hơn 90.000 người trẻ đã bày tỏ dự định tham gia các cuộc tuần hành trên đường phố.
Thủ tướng Pháp cho biết bà sẵn sàng đàm phán với các nghiệp đoàn, trong bối cảnh hàng triệu người đã tham gia các cuộc biểu tình khắp đất nước để phản đối dự luật cải cách hưu trí của chính phủ.
Quyết định hoãn chuyến thăm được chính phủ Pháp và chính phủ Anh đưa ra sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Pháp và Nhà Vua Anh sáng 24/3 trong bối cảnh làn sóng biểu tình rầm rộ khắp nước Pháp.
Bộ Nội vụ Pháp đã triển khai 12.000 cảnh sát trên cả nước, trong đó 5.000 cảnh sát ở thủ đô Paris trong bối cảnh hơn 1 triệu người đã tham gia các cuộc biểu tình trên khắp đất nước trong ngày 23/3.
Bất chấp các ý kiến phản đối dẫn tới các cuộc biểu tình và đình công liên tiếp trong thời gian gần đây, nhà lãnh đạo Pháp khẳng định kế hoạch cải cách lương hưu cần được thực hiện vào cuối năm nay.
Trong khi đó, Bộ Nội vụ Pháp cho biết đã có khoảng 368.000 người tham gia biểu tình trên khắp đất nước trong ngày 11/3 nhằm phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của chính phủ.
Cuộc đình công bắt đầu từ ngày 7/3 đã dẫn đến tình trạng mất điện ở một số nơi, gây gián đoạn nguồn cung năng lượng và giảm sản lượng điện tại một số nhà máy của nước Pháp.
Tại Pháp, cảnh sát dự kiến từ sẽ có tới 1,4 triệu người xuống đường tuần hành trong ngày 7/3, trong bối cảnh các nghiệp đoàn nước này tuyên bố sẽ "làm đất nước tê liệt" để phản đối cải cách hưu trí.
Dự kiến hơn 260 cuộc đình công sẽ diễn ra trên cả nước với nhiều cuộc diễn ra ở các thị trấn nhỏ và vừa, các lĩnh vực giao thông, năng lượng và dịch vụ công được cho là sẽ bị ảnh hưởng.
Tất cả các nghiệp đoàn lớn kêu gọi chính phủ rút lại kế hoạch cải cách và cảnh báo sẽ tìm cách gây ra đình trệ trên toàn quốc từ ngày 7/3 nếu các yêu cầu của nghiệp đoàn không được đáp ứng.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp ước tính khoảng 757.000 người trên cả nước đã tham gia tuần hành trong ngày 7/2 nhằm phản đối kế hoạch cải cách lương hưu mà chính quyền Tổng thống Macron đang nỗ lực thúc đẩy.
Chính phủ muốn thông qua luật cải cách lương hưu với sự giúp đỡ của các đồng minh cánh hữu trong khi những người phản đối bên phe cánh tả đã đệ trình hàng nghìn sửa đổi trước buổi thảo luận.
Ngày 5/2, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã đề nghị điều chỉnh kế hoạch cải cách hệ thống lương hưu, theo đó cho phép những người bắt đầu làm việc từ khi còn rất trẻ được nghỉ hưu sớm.
Những cuộc đình công rầm rộ đã diễn ra ở các thành phố trên toàn nước Pháp để phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của chính phủ đã gây ra tình trạng gián đoạn hoạt động giao thông công cộng.
Dù hoan nghênh sự cởi mở của chính phủ Pháp trong quá trình đàm phán cải cách lương hưu, song các nghiệp đoàn đều phản đối đề xuất tăng độ tuổi nghỉ hưu, cho rằng cải cách này "không công bằng."
Nhiều người lao động tham gia cuộc đình công trên toàn nước Pháp nhằm phản đối kế hoạch cải cách lương hưu, được cho là không đảm bảo quyền lợi của họ.
Nhà kinh tế tại Christopher Dembik, Saxo Bank, cho rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có thể sẽ đối mặt với sự bất mãn xã hội nếu muốn thực thi những cải cách nhạy cảm như lương hưu.
Chiều 5/12, hàng chục nghìn người tuần hành trong hòa bình tại Paris, tuy nhiên, đụng độ sau đó nổ ra sau khi có hàng trăm phần tử quá khích trà trộn vào đám đông người biểu tình.
Hàng nghìn người lại đổ ra đường ở thủ đô Paris, Pháp để phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của chính phủ, chỉ trích chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron thờ ơ trước làn sóng biểu tình.
Căng thẳng nổ ra tại thủ đô Paris và các thành phố khác sau khi những người biểu tình mặc đồ đen đập phá cửa kính các cửa hàng, gây rối tại các điểm dừng xe buýt và ném đá vào cảnh sát.
Pháp không có văn hóa thỏa hiệp, do đó các cuộc đình công và biểu tình chống lại kế hoạch cải cách hệ thống lương hưu của Chính phủ chưa biết đến bao giờ mới có thể hạ nhiệt.
Các vụ tai nạn giao thông tại Pháp đã tăng gần 40% khi nhiều người buộc phải chuyển sang các phương tiện cá nhân nhưng lại thiếu kinh nghiệm sử dụng chúng.
Ngày 16/12, cuộc biểu tình phản đối kế hoạch cải cách chính sách hưu trí của chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron đã gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông kỷ lục, kéo dài 630km ở khu vực Paris.
Các nghiệp đoàn dường như không có thiện chí thỏa hiệp với chính phủ, dự kiến một cuộc biểu tình lớn khác sẽ tiếp tục được tiến hành tại thủ đô Paris và một số thành phố.
Pháp là một trong những nước có hệ thống lương hưu hào phóng nhất trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhưng hệ thống này đang gây thâm hụt ngân sách nghiêm trọng.
Phần lớn các chuyến tàu cao tốc TGV đều bị hủy trong ngày 9/12, các tuyến liên vận quốc tế cũng bị ảnh hưởng nặng vì đình công của nhân viên ngành đường sắt.
Bộ Nội vụ Pháp ước tính khoảng 806.000 người dân đã tham gia bãi công, trong khi Tổng Liên đoàn lao động Pháp (CGT) cho rằng có tới 1,5 triệu người xuống đường phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ