Dự kiến dự án phòng trưng bày Không gian văn hóa cồng chiêng được triển khai thực hiện trong năm 2025, khi đưa vào sử dụng ngoài mục tiêu tôn vinh di sản sẽ tạo sức hút cho du lịch tỉnh Gia Lai.
Theo đề án Bảo tồn di sản Không gian văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2023-2025, tỉnh Gia Lai phục dựng một số lễ hội có sử dụng cồng chiêng của dân tộc Bahnar và Jrai; mở các lớp dạy đánh chiêng.
Tuần văn hóa-du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022 với chương trình biểu diễn cồng chiêng đường phố tại thành phố Pleiku đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến với phố Núi.
Để bảo tồn văn hóa dân tộc, gìn giữ nét đẹp riêng của vùng đất đỏ cao nguyên, những nghệ nhân chỉnh chiêng ở Gia Lai vẫn miệt mài đi từng làng để giữ cho được những âm thanh đặc trưng của núi rừng.
Việc thiết kế đan áo cho các bộ cồng, chiêng giúp bảo quản cho những bộ cồng chiêng và góp phần trong công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên.
Không chỉ đam mê, lưu giữ nhạc cụ cổ truyền, nghệ nhân A Thui còn "truyền lửa" cho thế hệ trẻ về giá trị văn hóa dân tộc Rơ Ngao qua việc dạy đánh cồng chiêng, các điệu múa xoang và các bài dân ca.
Nghề chỉnh chiêng không phải học là được mà phải có sự đam mê và năng khiếu âm nhạc nên từ trước đến nay, nghệ nhân chỉnh chiêng luôn được xem là “báu vật” của cộng đồng dân làng ở Tây Nguyên.