Toàn bộ các tin tức liên quan đến nghi vấn, chứng cứ về việc Syria sử dụng vũ khí hóa học và các tranh cãi, động thái về sử dụng vũ lực tấn công quốc gia này.
Các nhà phân tích có chung nhận định rằng giá dầu sẽ tăng ổn định sau ba năm trầm lắng, thậm chí có thể tăng mạnh nếu tình hình ở Syria trở nên nghiêm trọng hơn.
Hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trong của việc đảm bảo những điều kiện cần thiết để phái bộ của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) điều tra về vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.
Văn phòng Thủ tướng Anh ngày 12/4 thông báo, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Theresa May đã nhất trí cần tìm kiếm sự phản ứng quốc tế nhằm răn đe việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria.
Đại sứ Nga đã hối thúc Mỹ và các đồng minh kiềm chế hành động quân sự đối với Syria, đồng thời cho hay "ưu tiên trước mắt là tránh nguy cơ chiến tranh" giữa Nga và Mỹ tại Syria.
Tổng thống Liban Michel Aoun đã lên án các cuộc không kích của Israel tại Syria, đồng thời cho rằng việc nước này sử dụng không phận của Liban là một “cuộc tấn công nhằm vào chủ quyền của chúng tôi."
Thủ tướng Trudeau khẳng định quân đội Canada sẽ không tham gia vào cuộc tấn công quân sự chống lại chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhưng vẫn tham gia hỗ trợ nhân đạo.
Sau cuộc họp với các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa đưa ra "quyết định cuối cùng" về cách thức phản ứng với vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Syria..
Tổng thống Macron nêu rõ: "Chúng tôi có bằng chứng rằng vũ khí hóa học đã được sử dụng, ít nhất là chất clo, và rằng những vũ khí hóa học này do chính quyền al-Assad sử dụng."
Hình ảnh vệ tinh mới được công bố cho thấy, gần như tất cả tàu chiến tại căn cứ hải quân của Nga ở Tartus đã ra khơi trước khi xảy ra cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Syria.
Hãng thông tấn Ansa dẫn nguồn tin Chính phủ Italy khẳng định, nước này chưa và sẽ không bao giờ tham gia vào hoạt động quân sự ở Syria, luôn lên án mọi vi phạm nhân quyền.
Eurocontrol, cơ quan kiểm soát không lưu của EU, cảnh báo các hãng hàng không phải thận trọng ở Đông Địa Trung Hải do có khả năng xảy ra các vụ không kích Syria trong 72 giờ tới.
Hải quân Mỹ đã triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay Harry Truman tới Trung Đông, động thái làm dấy lên quan ngại trong bối cảnh Nhà Trắng đe dọa hành động quân sự chống Syria.
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ phải "trả giá đắt" vì tiến hành một vụ tấn công vũ khí hóa học chết người nhằm vào dân thường.
Theo truyền hình Syria ngày 8/4, một thỏa thuận đạt được nhằm phóng thích toàn bộ tù nhân bị giam bởi phiến quân đang kiểm soát thị trấn Douma nhằm đổi lấy việc phiến quân rời khỏi đây.
Theo Interfax, Tổng thống Nga ngày 4/4 cho rằng, tổ chức IS đã bị đánh bại ở Syria, tuy nhiên tổ chức này vẫn còn khả năng chiến đấu và có thể tấn công các quốc gia trên thế giới.
Ngày 31/3, các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ thông báo, nước này tiêu diệt hoặc bắt giữ 3.820 phiến quân của YPG, đảng PYD và tổ chức IS từ khi bắt đầu chiến dịch."Nhành Ôliu."
Ngày 31/3, Bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết hai thành viên của liên quân quốc tế chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng do Mỹ đứng đầu đã bị thiệt mạng và năm người khác bị thương tại Syria.
Ngày 31/3, hai quan chức cấp cao Chính phủ Mỹ cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ với các cố vấn của mình rằng ông muốn rút quân đội Mỹ khỏi Syria.
Ngày 30/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố nước này bắt đầu chuẩn bị để tiến hành các chiến dịch nhằm “quét sạch” các tay súng người Kurd tại các khu vực ở miền Bắc Syria.
Ngày 30/3, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã đạt được một thỏa thuận về việc các nhóm vũ trang đối lập tại Syria sẽ rút khỏi thị trấn Douma ở Đông Ghouta.
Ngày 15/3, người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin cho biết MIT đang làm việc để đưa các tay súng của Mặt trận al-Nusra ra khỏi Đông Ghouta, ngoại ô Damascus, Syria.
Ngày 10/3, người Kurd ở vùng Afrin (Syria) cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch tranh trừng sắc tộc nhằm vào những người ở đây khi các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tăng hoạt động quân sự.
Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, cho đến nay, các lực lượng nước này và nhóm Quân đội Syria Tự do giải phóng được 850km2 trong khuôn khổ chiến dịch chống khủng bố do Ankara đứng đầu ở Afrin.
Ngày 10/3, hãng tin Ria Novosti của Nga trích tuyên bố của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh Ankara cùng với Moskva đã đạt được tiến triển trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
Ngày 10/3, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân đồng minh Syria chỉ còn cách thành phố Afrin do người Kurd kiểm soát ở miền Bắc Syria khoảng 4km về phía Đông Bắc.
Theo các quan chức ngoại giao ngày 6/3, Pháp và Anh yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ tiến hành phiên họp khẩn để thảo luận về sự thất bại của lệnh ngừng bắn 30 ngày được triển khai ở Syria.
Một liên minh các lực lượng Syria ngày 6/3 thông báo sẽ tái triển khai 1.700 tay súng từ các tiền tuyến chống IS tới Afrin - khu người Kurd - để chống lại cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo các nhà điều tra tội ác chiến tranh Liên hợp quốc, một máy bay Nga được cho là đứng sau vụ không kích đẫm máu hồi tháng 11/2017, ở tỉnh Iblib của Syria khiến 84 người thiệt mạng.