Khu tái định cư được xây dựng ở khu đất bằng phẳng nên bà con không lo sạt lở núi, tuyến đường dài hơn 16km nối từ Quốc lộ 40B về xã Trà Leng được nâng cấp, xóa đi nỗi lo bị cô lập những khi mưa lũ.
Khu dân cư theo mô hình nhà sàn truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Nam Trà My, giá trị mỗi căn nhà 150 triệu đồng, tổng giá trị 39 căn là 5,85 tỷ đồng.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh nêu rõ các địa phương đang khẩn trương làm mới và sửa chữa nhà, cố gắng hoàn thành trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cho người dân vùng sạt lở núi.
Tại 2 xã Trà Leng, Trà Vân, Vinacapital Foundation phối hợp với 20 y, bác sỹ và tình nguyện viên của Bệnh viện Hoàn Mỹ tổ chức khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc cho khoảng 3.000 người dân của 2 xã.
Trưởng ban Dân vận TW Trương Thị Mai đã tặng quà Tết cho các gia đình có người thân bị chết và mất tích, tặng quà gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để có thêm điều kiện đón Tết.
Những món quà của Trường Trung học Cơ sở Trưng Vương tuy nhỏ nhưng mang hơi ấm, tình cảm được gửi gắm của thầy cô, học sinh, phụ huynh và các nhà hảo tâm tới với người dân và học sinh vùng thiên tai.
Huyện Nam Trà My sẽ hỗ trợ kinh phí để làm nhà cho 51 hộ dân ở thôn 1 và thôn 2 của xã Trà Leng đến tái định cư ở nơi ở mới trong thời gian sớm nhất với mức 150 triệu đồng mỗi căn nhà.
Nạn nhân được xác nhận là cháu Hồ Thị Lan Ân (9 tuổi), con của nạn nhân Hồ Văn Công và Hồ Thị Thắm. Như vậy, hiện vẫn còn 13 người đang mất tích trong vụ sạt lở ở Trà Leng.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam hiện đã tiếp nhận được hơn 20 tỷ đồng và nhiều nhu yếu phẩm từ các nhà hảo tâm hỗ trợ, góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống sau bão lũ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu các lực lượng chủ lực phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố tập trung tìm kiếm 57 người mất tích ở Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và trên biển.
Chỉ trong tháng 10/2020, các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam liên tiếp xảy ra các vụ lũ quét, sạt lở đất khiến nhiều người thiệt mạng thương tâm.
Phải đớn đau, uất nghẹn, khổ tâm, xót xa, cảm thương đến bao nhiêu mới khiến người phóng viên già dặn kinh nghiệm bật khóc trước cảnh tang thương sau vụ sạt lở đất ở xã Trà Leng, huyện Nam Trà My.
Người phóng viên già dặn kinh nghiệm của TTXVN tại Quảng Nam đã bật khóc khi chứng kiến cảnh lực lượng cứu hộ kéo thi thể một em bé từ dưới lớp bùn đất tại vụ sạt lở ở xã Trà Leng, huyện Nam Trà My.
Mưa lũ từ ngày 6/10 đã gây ra ba vụ sạt lở kinh hoàng tại miền Trung, chôn vùi hàng chục người dân, công nhân công trường thủy điện và cán bộ chiến sỹ trong đoàn đi cứu hộ, cứu nạn.
Sư đoàn Không quân 372 lên kế hoạch cho máy bay Mi 171 thuộc Trung đoàn 930 thực hiện 4 chuyến bay để chở hàng hóa, lương thực, thực phẩm, thuốc men thiết yếu cho người dân ở Phước Lộc, Phước Thành.
Lực lượng tìm kiếm cứu hộ đã huy động 60 người gùi lương thực, thực phẩm thiết yếu đi từ xã Phước Kim cắt rừng để đưa lương thực vào cho đồng bào xã Phước Thành.
Các lực lượng cứu hộ cứu nạn đang tích cực cứu nạn, khắc phục hậu quả bão số 9 trên địa bàn tỉnh, nhất là tại xã Trà Vân, huyện Nam Trà My và xã Phước Lộc, xã Phước Thành, huyện Phước Sơn.
Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh Abdul Momen đã gửi điện thăm hỏi về tình hình lũ lụt và sạt lở đất ở Quảng Nam tới Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Trong số 6 nạn nhân bị nặng tại điểm sạt lở thôn 1, xã Trà Leng, được chuyển đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, có 3 nạn nhân được chuyển vào khoa hồi sức tích cực để can thiệp kịp thời.
Các chuyên gia đánh giá địa chất đá cổ nứt, tạo phong hóa dày, nhiều đất sét là điều kiện hết sức bất lợi gây mưa lũ và sạt lở đất tại các tỉnh miền Trung.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nam Trà My Trần Duy Dũng cho biết một vụ sạt lở khác đã xảy ra ở xã Trà Mai trên địa bàn huyện khiến một nạn nhân mất tích và một người bị thương.
Đến trưa 30/10, các lực lượng chức năng đã tiếp cận được hiện trường vụ sạt lở và khẩn trương triển khai các nghiệp vụ cần thiết để tìm kiếm các nạn nhân còn lại.
Việc tiếp cận hiện trường của lực lượng cứu hộ từ bên ngoài đến xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, gặp khó khăn, nguy hiểm do trên hành trình di chuyển có nhiều điểm sạt lở, nước suối chảy xiết.
Vụ sạt lở do lũ ống, lũ quét kinh hoàng xảy ra trưa 28/10 đã san phẳng toàn bộ thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, 11 hộ dân bị đất đá vùi lấp, hiện vẫn chưa tìm thấy 14 nạn nhân.