Đến 4 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão Noru ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 850 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117 km/giờ), giật cấp 14.
Ông Phan Văn Thiết, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, cho biết đến ngày 10/10, về cơ bản, học sinh tiểu học và phổ thông trong toàn huyện đã đi học đầy đủ.
Hiện Công ty Điện lực Nghệ An đang khẩn trương khôi phục lại hệ thống lưới điện, đảm bảo cấp điện trở lại cho người dân vùng lũ trong thời gian sớm nhất; hiện còn 600 khách hàng chưa có điện.
Trước lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trân Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm đã gửi các nhu yếu phẩm, vật chất đến người dân Kỳ Sơn.
Với sức tàn phá khủng khiếp, cơn lũ đi qua để lại một khung cảnh tan hoang ở Kỳ Sơn: 14 ngôi nhà của người dân bị cuốn trôi, hàng chục ngôi nhà khác bị ngập, chìm trong bùn đất.
Tính đến 17 giờ 30 phút ngày 2/10, mưa lũ tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm 8 người chết; 26 ngôi nhà bị thiệt hại trên 70%; 143 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 55 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở...
Tranh thủ nước rút, lực lượng quân đội, công an phối hợp cùng chính quyền các địa phương, người dân tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, thu dọn đồ đạc, tài sản bị hư hại, để sớm ổn định cuộc sống.
Ngày 1/10, Các lực lượng đã tiến hành tổng dọn vệ sinh tại các trường học, trạm y tế, nhà văn hóa các thôn và các nhà người dân neo đơn, người già; tiến hành phun khử khuẩn, khám và cấp phát thuốc....
Hội CTĐ Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ tại Nghệ An và Hà Tĩnh với số tiền và hàng trị giá 330 triệu đồng; Công ty INTRACO hỗ trợ 1.000 bình lọc nước trị giá 1,1 tỷ đồng.
Sự vào cuộc một cách quyết liệt, đầy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, không chủ quan của dân đã góp phần để Quảng Nam hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 4 gây ra.
Tại một số địa phương trong tỉnh, đến chiều 30/9, lượng mưa có giảm hơn so với những ngày trước. Tuy nhiên, nhiều tuyến đường vẫn đang trong tình trạng ngập nước, sạt lở, giao thông bị chia cắt.
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo lũ trên sông ở Thanh Hóa, sông Cả và sông La tiếp tục lên, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.
Cùng với việc di dời người dân đến nơi an toàn, các địa phương của tỉnh Nghệ An chú trọng hỗ trợ nhu yếu phẩm, nước uống, đảm bảo an sinh cho người dân trong vùng bị ngập do ảnh hưởng mưa bão.
Trong những ngày qua do ảnh hưởng của mưa lớn, hoàn lưu bão số 4, nhiều hồ chứa thủy điện trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã buộc phải xả nước.
Bão số 4-Noru đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Thừa Thiên-Huế vào sáng ngày 28/9, gây nhiều thiệt hại, khiến 8 người bị thương và làm 6 căn nhà bị sập, 419 căn bị tốc mái.
Lãnh đạo và lực lượng chức năng các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 4 đang nỗ lực cao nhất khắc phục thiệt hại sau bão; thăm hỏi động viên các gia đình, cơ sở bị ảnh hưởng nặng bởi thiên tai.
Mưa bão đã khiến nhiều tuyến đường, cầu cống trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị sạt lở, hư hỏng, người và phương tiện không thể qua lại; hàng trăm hécta lúa, hoa màu và cây công nghiệp bị thiệt hại nặng.
Bản tin ngày 29/9 có những nội dung bao gồm nguyên nhân ban đầu vụ công an đánh hai thanh niên tại Sóc Trăng, vì sao siêu bão Noru mạnh nhất 20 năm nhưng thiệt hại được giảm thiểu...
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cũng yêu cầu các địa phương tập trung hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa lũ; chủ động chuẩn bị tốt các phương án phòng, chống thiên tai.
Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ trực tiếp hàng cứu trợ khẩn cấp cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão số 4-Noru và tiến hành đánh giá mức độ thiệt hại tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Từ đêm 28-29/9, các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh đã có mưa lớn từ 150-300mm, gây lũ, ngập lụt trên diện rộng, dự báo, tử ngày 29-30/9 tiếp tục có mưa lớn nên 3 tỉnh cần chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở.
Chánh Văn phòng Sở Giáo dục-Đào tạo Nghệ An cho biết toàn tỉnh có 284 trường cho học sinh nghỉ học; trong đó có 91 trường Mầm non, 88 trường Tiểu học, 79 trường THCS và 26 trường THPT.
Tam Hải là địa phương chịu ảnh hưởng đầu tiên của bất kỳ cơn bão nào khi vào Quảng Nam. Vì vậy, các phương án chủ động phòng, tránh bão, giảm thiểu thiệt hại luôn được địa phương đặt lên hàng đầu.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum Nguyễn Ngọc Sâm, đã trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, chỉ đạo khắc phục tình trạng chia cắt, cô lập, hỗ trợ người dân ở Tu Mơ Rông.
Vừa qua trên Biển Đông, bão số 4-Noru được dự báo tương đương cơn bão Xangsane năm 2006, bão Ketsana năm 2009 và bão Molave năm 2020 - những cơn bão từng gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung.
Do ảnh hưởng của bão số 4, toàn huyện miền núi Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 120 nhà ở của người dân bị sập và tốc mái, trong đó riêng thôn Bờ Reo có 270 hộ thì 80 nhà đã bị hư hại.
Mưa lớn kết hợp việc một số hồ chứa xả tràn điều tiết nước đã gây ngập lụt tại một số địa phương miền núi nên 83 trường học tại huyện Hương Sơn, Hương Khê… đã cho gần 35.000 học sinh tạm nghỉ học.
Ngay sau khi bão số 4-Noru đi qua, bất chấp tỉnh cảnh ngập lụt, nhiều du khách vẫn ra đường tới "check-in" tại các điểm tham quan nổi tiếng của phố cổ Hội An (Quảng Nam).
bất chấp đêm khuya, trời mưa, gió to, ngành đường sắt đã huy động lực lượng, phương tiện đến hiện trường khắc phục sự cố sạt vai đường thuộc khu gian Hoàng Mai-Cầu Giát.