Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ngày 18/8 đã xác định thêm 2 bệnh nhi tử vong do bệnh tay chân miệng.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, số ca tử vong do bệnh tay chân miệng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã lên đến 24 ca.
Bệnh nhi tử vong tên Nguyễn Lê Bảo Nhi (nữ, 4 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng từ ngày 15/8. Bệnh nhi xuất viện với tình trạng bệnh tay chân miệng cấp độ 4 và tử vong vào ngày 18/8.
Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết trước đó bé chưa có tiền sử mắc bệnh tay chân miệng. Kết quả điều tra dịch tễ tại cộng đồng cho thấy bé không được đi học. Hiện trong gia đình bé sinh sống còn hai trẻ dưới 5 tuổi và 1 bé đã được đưa vào bệnh viện Nhi Đồng 2 để tiếp tục theo dõi.
Bệnh nhi tử vong thứ 2 tên Vũ Linh Đan (nữ, 1 tuổi, trú tại quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) phát bệnh ngày 15/8 với triệu chứng nôn nhiều. Ngày 16/8 được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1 điều trị nhưng chiều ngày 18/8, bé đã tử vong và được đưa về Lâm Đồng an táng.
Hiện Trung tâm Y tế Dự phòng tiến hành giám sát việc thực hành vệ sinh khử khuẩn tại các hộ dân cư nơi có bệnh nhi tử vong và tiếp tục cung cấp hóa chất vệ sinh khử khuẩn cho khu phố có ca bệnh.
Theo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên, trong gần một tháng qua, các cơ sở y tế trên địa bàn đã phát hiện hơn 30 trường hợp, chủ yếu là trẻ em từ 2-5 tuổi nghi nhiễm bệnh tay chân miệng.
Bác sỹ Hoàng Anh, Trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm - Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, cho biết khi đến điều trị, hầu hết các bệnh nhân đều có triệu chứng điển hình của bệnh như sốt cao, xuất hiện nhiều mụn nước tại miệng, lòng bàn chân, bàn tay và các khu vực khác trên cơ thể.
Sau khi phát hiện các ca nghi nhiễm bệnh, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã gửi 8 mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm tại Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, kết quả ban đầu cho thấy 5 mẫu bệnh phẩm âm tính với vi rút EV 71 - tác nhân chính gây bệnh chân tay miệng.
Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị tại các cơ sở y tế, toàn bộ số trẻ mắc bệnh đã dần ổn định sức khỏe, không có các dấu hiệu biến chứng nguy hiểm.
Trước những diễn biến phức tạp của bệnh tay chân miệng ở các tỉnh lân cận, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, các huyện, thành thị cùng các trạm y tế xã, phường tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch./.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, số ca tử vong do bệnh tay chân miệng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã lên đến 24 ca.
Bệnh nhi tử vong tên Nguyễn Lê Bảo Nhi (nữ, 4 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng từ ngày 15/8. Bệnh nhi xuất viện với tình trạng bệnh tay chân miệng cấp độ 4 và tử vong vào ngày 18/8.
Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết trước đó bé chưa có tiền sử mắc bệnh tay chân miệng. Kết quả điều tra dịch tễ tại cộng đồng cho thấy bé không được đi học. Hiện trong gia đình bé sinh sống còn hai trẻ dưới 5 tuổi và 1 bé đã được đưa vào bệnh viện Nhi Đồng 2 để tiếp tục theo dõi.
Bệnh nhi tử vong thứ 2 tên Vũ Linh Đan (nữ, 1 tuổi, trú tại quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) phát bệnh ngày 15/8 với triệu chứng nôn nhiều. Ngày 16/8 được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1 điều trị nhưng chiều ngày 18/8, bé đã tử vong và được đưa về Lâm Đồng an táng.
Hiện Trung tâm Y tế Dự phòng tiến hành giám sát việc thực hành vệ sinh khử khuẩn tại các hộ dân cư nơi có bệnh nhi tử vong và tiếp tục cung cấp hóa chất vệ sinh khử khuẩn cho khu phố có ca bệnh.
Theo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên, trong gần một tháng qua, các cơ sở y tế trên địa bàn đã phát hiện hơn 30 trường hợp, chủ yếu là trẻ em từ 2-5 tuổi nghi nhiễm bệnh tay chân miệng.
Bác sỹ Hoàng Anh, Trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm - Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, cho biết khi đến điều trị, hầu hết các bệnh nhân đều có triệu chứng điển hình của bệnh như sốt cao, xuất hiện nhiều mụn nước tại miệng, lòng bàn chân, bàn tay và các khu vực khác trên cơ thể.
Sau khi phát hiện các ca nghi nhiễm bệnh, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã gửi 8 mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm tại Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, kết quả ban đầu cho thấy 5 mẫu bệnh phẩm âm tính với vi rút EV 71 - tác nhân chính gây bệnh chân tay miệng.
Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị tại các cơ sở y tế, toàn bộ số trẻ mắc bệnh đã dần ổn định sức khỏe, không có các dấu hiệu biến chứng nguy hiểm.
Trước những diễn biến phức tạp của bệnh tay chân miệng ở các tỉnh lân cận, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, các huyện, thành thị cùng các trạm y tế xã, phường tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch./.
Gia Thuận-Thảo Nguyên (TTXVN/Vietnam+)