Trong chín tháng năm 2011, tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt trên 358.000 tỷ đồng, tăng 10%; trong đó, khu vực dịch vụ tăng 10,5%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,6% và khu vực nông nghiệp tăng 5,8%.vân
Các chỉ tiêu kinh tế khác cũng đạt mức tăng trưởng khá, như tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 331.887 tỷ đồng (tăng 23,8%); tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 20,3 tỷ USD (tăng 19,3%); tổng doanh thu du lịch đạt 41.241 tỷ đồng (tăng 28,9%); tổng thu ngân sách đạt hơn 146.500 tỷ đồng, đạt 82,33% dự toán và có mức tăng 21,54%.
Tổng vốn đầu tư phát triển của Thành phố đạt trên 110.000 tỷ đồng, tăng 15,9%; đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2,13 tỷ USD, tăng 36,68% so với cùng kỳ năm trước…
Lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa, kiểm tra đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, hàng tiêu dùng, các mặt hàng thuộc diện đăng ký kê khai giá, bình ổn giá.
Nhờ thực hiện có hiệu quả Chương trình bình ổn thị trường, chuẩn bị đủ nguồn hàng, đảm bảo dự trữ hàng hóa nên giá cả hàng hóa trên địa bàn tăng không nhiều so với các địa phương và so với mức tăng bình quân chung của cả nước, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Thành phố cũng thực hiện nghiêm Nghị quyết 11/NQ-CP, chủ động điều chỉnh giảm vốn đầu tư 92 dự án chưa cần thiết với tổng số vốn điều chỉnh giảm hơn 441 tỷ đồng để tập trung cho các dự án cấp bách, chương trình trọng điểm.
Trong công tác thu chi ngân sách đã thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạm dừng trang bị mới xe ôtô, mua sắm tài sản có giá trị lớn là 212,358 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, thành phố đã giao chỉ tiêu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên với tổng số tiền 196,44 tỷ đồng đến từng cơ quan, đơn vị.
Công tác xúc tiến thương mại được đặc biệt quan tâm và triển khai có hiệu quả nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác liên kết, thúc đẩy đầu tư, thương mại và trao đổi thông tin về cơ chế, chính sách.
Nhờ vậy, nguồn vốn đầu tư trong nước và kim ngạch xuất khẩu tăng cao đáng kể so với cùng kỳ, từ đó góp phần giữ vững sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo nguồn thu ngân sách, góp phần cùng cả nước ổn định kinh tế vĩ mô./.
Các chỉ tiêu kinh tế khác cũng đạt mức tăng trưởng khá, như tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 331.887 tỷ đồng (tăng 23,8%); tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 20,3 tỷ USD (tăng 19,3%); tổng doanh thu du lịch đạt 41.241 tỷ đồng (tăng 28,9%); tổng thu ngân sách đạt hơn 146.500 tỷ đồng, đạt 82,33% dự toán và có mức tăng 21,54%.
Tổng vốn đầu tư phát triển của Thành phố đạt trên 110.000 tỷ đồng, tăng 15,9%; đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2,13 tỷ USD, tăng 36,68% so với cùng kỳ năm trước…
Lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa, kiểm tra đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, hàng tiêu dùng, các mặt hàng thuộc diện đăng ký kê khai giá, bình ổn giá.
Nhờ thực hiện có hiệu quả Chương trình bình ổn thị trường, chuẩn bị đủ nguồn hàng, đảm bảo dự trữ hàng hóa nên giá cả hàng hóa trên địa bàn tăng không nhiều so với các địa phương và so với mức tăng bình quân chung của cả nước, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Thành phố cũng thực hiện nghiêm Nghị quyết 11/NQ-CP, chủ động điều chỉnh giảm vốn đầu tư 92 dự án chưa cần thiết với tổng số vốn điều chỉnh giảm hơn 441 tỷ đồng để tập trung cho các dự án cấp bách, chương trình trọng điểm.
Trong công tác thu chi ngân sách đã thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạm dừng trang bị mới xe ôtô, mua sắm tài sản có giá trị lớn là 212,358 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, thành phố đã giao chỉ tiêu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên với tổng số tiền 196,44 tỷ đồng đến từng cơ quan, đơn vị.
Công tác xúc tiến thương mại được đặc biệt quan tâm và triển khai có hiệu quả nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác liên kết, thúc đẩy đầu tư, thương mại và trao đổi thông tin về cơ chế, chính sách.
Nhờ vậy, nguồn vốn đầu tư trong nước và kim ngạch xuất khẩu tăng cao đáng kể so với cùng kỳ, từ đó góp phần giữ vững sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo nguồn thu ngân sách, góp phần cùng cả nước ổn định kinh tế vĩ mô./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)