Sáng 8/7, Công ty cổ phần Cấp nước Kênh Đông đã đưa vào sử dụng nhà máy nước Kênh Đông ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh với công suất giai đoạn 1 là 200.000 m3/ngày đêm.
Nhà máy nước Kênh Đông khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp nguồn nước sạch cho người dân khu vực các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.
Nhà máy nước Kênh Đông được khởi công từ năm 2006 với tổng vốn đầu tư gần 1.300 tỷ đồng. Toàn bộ nước sau xử lý được đưa theo đường ống D1.200 dài 12km từ nhà máy nước Kênh Đông (Củ Chi) về bể chứa nhà máy nước Tân Hiệp (Hóc Môn) phân phối cho người dân.
Việc nhà máy Kênh Đông đưa vào hoạt động, cung cấp thêm nguồn nước sạch cho người dân thành phố cùng với các nhà máy nước Tân Hiệp, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình An, cụm giếng Bình Trị Đông, cụm giếng Gò Vấp, hệ thống giếng lẻ... với tổng công suất khoảng 1,7 triệu m3 mỗi ngày.
Theo Công ty cổ phần Cấp nước Kênh Đông, sắp tới nhà máy sẽ tiếp tục phát công suất 50.000 m3/ngày còn lại cung cấp cho Khu đô thị Tây Bắc và 4 khu công nghiệp trọng điểm thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Toàn bộ nguồn nước thô lấy từ hồ Dầu Tiếng. Dự báo nhu cầu sử dụng nước của thành phố đến năm 2015 gần 2,8 triệu m3/ngày và đến năm 2025 tăng lên gần 3,8 triệu m3/ngày. Các nguồn nước thô cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu được lấy từ sông Sài Gòn, hồ Dầu Tiếng (0,95 triệu m3/ngày), sông Đồng Nai và hồ Trị An (gần 1,5 triệu m3/ngày) và nguồn nước ngầm khai thác bổ sung (gần 0,5 triệu m3/ngày)./.
Nhà máy nước Kênh Đông khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp nguồn nước sạch cho người dân khu vực các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.
Nhà máy nước Kênh Đông được khởi công từ năm 2006 với tổng vốn đầu tư gần 1.300 tỷ đồng. Toàn bộ nước sau xử lý được đưa theo đường ống D1.200 dài 12km từ nhà máy nước Kênh Đông (Củ Chi) về bể chứa nhà máy nước Tân Hiệp (Hóc Môn) phân phối cho người dân.
Việc nhà máy Kênh Đông đưa vào hoạt động, cung cấp thêm nguồn nước sạch cho người dân thành phố cùng với các nhà máy nước Tân Hiệp, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình An, cụm giếng Bình Trị Đông, cụm giếng Gò Vấp, hệ thống giếng lẻ... với tổng công suất khoảng 1,7 triệu m3 mỗi ngày.
Theo Công ty cổ phần Cấp nước Kênh Đông, sắp tới nhà máy sẽ tiếp tục phát công suất 50.000 m3/ngày còn lại cung cấp cho Khu đô thị Tây Bắc và 4 khu công nghiệp trọng điểm thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Toàn bộ nguồn nước thô lấy từ hồ Dầu Tiếng. Dự báo nhu cầu sử dụng nước của thành phố đến năm 2015 gần 2,8 triệu m3/ngày và đến năm 2025 tăng lên gần 3,8 triệu m3/ngày. Các nguồn nước thô cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu được lấy từ sông Sài Gòn, hồ Dầu Tiếng (0,95 triệu m3/ngày), sông Đồng Nai và hồ Trị An (gần 1,5 triệu m3/ngày) và nguồn nước ngầm khai thác bổ sung (gần 0,5 triệu m3/ngày)./.
Hoàng Hải (Vietnam+)