Tại hội nghị Tổng kết 10 năm công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Ban chỉ đạo 127, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19/8, ông Nguyễn Văn Lai, Giám đốc Sở Công Thương cho biết, trong thời gian qua nhiều vụ buôn lậu và gian lận thương mại có quy mô lớn bị phát hiện và xử lý, có vụ trị giá hàng chục tỉ đồng.
Ban chỉ đạo 127 thành phố đã thanh tra, kiểm tra 532.296 vụ, xử lý hành chính 401.623 vụ, khởi tố điều tra 988 vụ, chuyển Viện kiểm sát nhân dân đề nghị truy tố 111 vụ và tổng thu nộp ngân sách hơn 7.808 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Đức-Chi cục trưởng Quản lý thị trường thành phố cho biết, ngành luôn theo dõi chặt chẽ tình hình cung cầu hàng hóa, tập trung kiểm tra các mặt hàng thiết yếu: gạo, lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón, dược phẩm… và sự biến động giá trên địa bàn thành phố, để phối hợp với các sở, ngành ngăn ngừa tình trạng tăng giá đột biến, ép giá, găm hàng gây bất ổn thị trường.
Từ cuối năm 2010 đến 6/2011, đoàn kiểm tra liên ngành xăng dầu đã kiểm tra cửa hàng, đại lý bán lẻ xăng dầu và lập biên bản xử lý gần 40 vụ với tổng số tiền phạt khoảng 488 triệu đồng.
Theo các sở, ngành đánh giá, nguồn hàng nhập lậu vào Thành phố Hồ Chí Minh từ nhiều hướng gồm có nhập tiểu ngạch biên giới; hàng nhập qua đường hàng không dạng xách tay, dạng phi mậu dịch có xuất xứ Âu, Mỹ; hàng nhập chính ngạch vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Do đó, trong thời gian tới, Ban chỉ đạo 127 thành phố nhận định sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình cung cầu các mặt hàng thiết yếu; tập trung công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật thương mại và tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa trong nước; tuyên truyền giáo dục người dân về tác hại của hàng gian, hàng giả.
Dịp này, các đơn vị liên ngành đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại cũng kiến nghị, trong công tác đảm bảo chất lượng hàng hóa cần tăng cường và mở rộng hệ thống kiểm nghiệm đến các phòng thử nghiệm của viện, trường học, phòng thí nghiệm tư nhân nếu xét thấy đủ yêu cầu quy định về chất lượng kiểm nghiệm./.
Ban chỉ đạo 127 thành phố đã thanh tra, kiểm tra 532.296 vụ, xử lý hành chính 401.623 vụ, khởi tố điều tra 988 vụ, chuyển Viện kiểm sát nhân dân đề nghị truy tố 111 vụ và tổng thu nộp ngân sách hơn 7.808 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Đức-Chi cục trưởng Quản lý thị trường thành phố cho biết, ngành luôn theo dõi chặt chẽ tình hình cung cầu hàng hóa, tập trung kiểm tra các mặt hàng thiết yếu: gạo, lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón, dược phẩm… và sự biến động giá trên địa bàn thành phố, để phối hợp với các sở, ngành ngăn ngừa tình trạng tăng giá đột biến, ép giá, găm hàng gây bất ổn thị trường.
Từ cuối năm 2010 đến 6/2011, đoàn kiểm tra liên ngành xăng dầu đã kiểm tra cửa hàng, đại lý bán lẻ xăng dầu và lập biên bản xử lý gần 40 vụ với tổng số tiền phạt khoảng 488 triệu đồng.
Theo các sở, ngành đánh giá, nguồn hàng nhập lậu vào Thành phố Hồ Chí Minh từ nhiều hướng gồm có nhập tiểu ngạch biên giới; hàng nhập qua đường hàng không dạng xách tay, dạng phi mậu dịch có xuất xứ Âu, Mỹ; hàng nhập chính ngạch vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Do đó, trong thời gian tới, Ban chỉ đạo 127 thành phố nhận định sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình cung cầu các mặt hàng thiết yếu; tập trung công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật thương mại và tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa trong nước; tuyên truyền giáo dục người dân về tác hại của hàng gian, hàng giả.
Dịp này, các đơn vị liên ngành đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại cũng kiến nghị, trong công tác đảm bảo chất lượng hàng hóa cần tăng cường và mở rộng hệ thống kiểm nghiệm đến các phòng thử nghiệm của viện, trường học, phòng thí nghiệm tư nhân nếu xét thấy đủ yêu cầu quy định về chất lượng kiểm nghiệm./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)