Vào thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối và bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang vào mùa cao điểm chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán năm 2013.
Theo sở Công Thương thành phố, các đơn vị kinh doanh đã hoàn tất kế hoạch chuẩn bị hàng Tết như đảm bảo nguồn cung và hệ thống phân phối, cam kết giữ giá ổn định; thực hiện đa dạng các chương trình bình ổn, khuyến mãi, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm.
Siêu thị tăng lượng hàng gấp 2, 3 lần
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm, Saigon Co.op đã tăng lượng hàng thiết yếu lên gấp bốn lần so với tháng kinh doanh bình thường, đồng thời tăng cường hệ thống phân phối rộng khắp gồm 60 siêu thị Co.opmart, 55 cửa hàng thực phẩm Co.opFood và gần 150 cửa hàng Co.op. Trong đó, hệ thống siêu thị Co.opmart đã chủ động nguồn cung từ rất sớm và tập trung vào những mặt hàng sản xuất trong nước như thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, hàng may mặc, hàng gia dụng và đồ uống.
Tổng lượng hàng hóa dự kiến cung ứng cho ba tháng trước, trong và sau Tết được dự trữ trên 38.000 tấn, tăng 25% so với năm ngoái. Đồng thời, tổ chức 150 chuyến bán hàng lưu động đến các xã nghèo vùng sâu, vùng xa và phục vụ nhu cầu tiêu dùng Tết cho lực lượng công nhân tại các khu công nghiệp-khu chế xuất.
Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Quan hệ công chúng và Đối ngoại hệ thống siêu thị Big C, cho biết hệ thống siêu thị Big C đã tăng 15% số lượng hàng hóa dự trữ phục vụ Tết so với cùng kỳ năm ngoái, để đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa và góp phần bình ổn thị trường. Về các loại bánh kẹo đóng hộp, hàng Việt chiếm trên 90%. Thịt nguội được chuẩn bị nguồn hàng khoảng 600 tấn với nhiều sản phẩm mang hương vị đặc trưng của các vùng miền Bắc, Trung, Nam; bánh mứt truyền thống có số lượng dồi dào với 250 tấn; rau củ quả khoảng 1.000 tấn.
Các hệ thống siêu thị khác trên địa bàn thành phố như Maximark, LotteMart, Citimart… cũng nhộn nhịp trưng bày và giới thiệu ra thị trường nhiều sản phẩm phục vụ Tết đa dạng chủng loại, độc đáo về mẫu mã.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, đại diện hệ thống siêu thị Maximark, cho biết mùa Tết năm nay, Maximark tăng 30-40% lượng hàng so với năm trước, đặc biệt thực hiện chương trình khuyến mãi vào những ngày cận Tết để kích cầu tiêu dùng. Đồng thời, kênh siêu thị có lợi thế về nguồn hàng phong phú, giá cả ổn định và các chương trình khuyến mãi, giảm giá nên thu hút được người tiêu dùng.
Thực phẩm, bánh kẹo, nước giải khát tung hàng
Mặc dù, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, sức mua thị trường chậm, một số đơn vị lo ngại về khả năng tiêu thụ hàng hóa trong thời điểm Tết, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều tăng cường triển khai cung ứng hàng hóa đầy đủ và cam kết đảm bảo nguồn cung với giá ổn định, không để thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Theo bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần Sài Gòn Food, tình hình nguyên-vật liệu phục vụ cho sản xuất hiện không gặp khó khăn, nên dịp Tết này có thể đưa ra thị trường khoảng 500 tấn thành phẩm gồm thực phẩm đông lạnh các loại; đồng thời, thông qua tình hình tiêu thụ của thị trường Tết Dương lịch sắp tới, Công ty sẽ có điều chỉnh phù hợp cho lượng hàng phục vụ Tết Nguyên đán.
Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ tận dụng mọi cơ hội để bán hàng, đặc biệt là ngoài các kênh phân phối truyền thống, còn thiết kế các giỏ hàng bán qua kênh truyền hình HTV-Co.op và giao hàng tận nhà.
Ông Phan Văn Thiện, Phó Tổng giám đốc công ty Bibica cho biết các sản phẩm bánh kẹo phục vụ Tết được Bibica đưa ra thị trường từ đầu tháng 11/2012, theo đó sức tiêu thụ trên thị trường khá tốt và người dân có xu hướng hưởng ứng hàng Việt ngày càng tăng. Dịp này, Bibica chuẩn bị 1.200 tấn hàng Tết, tăng khoảng 15% so với năm 2011 và đã hoàn thành 40% kế hoạch tung hàng. Tuy nhiên, Bibica vẫn đang thuận trọng theo dõi thị trường, kiểm soát hàng giả và hàng nhái.
Còn thông tin từ đại diện Công ty Tân Quang Minh-Bidrico, cho thấy hiện tại lượng tiêu thụ và sức mua đối với mặt hàng nước giải khát đang tăng lên đáng kể, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và các đại lý, nhà phân phối vẫn tăng lượng đặt hàng.
Còn ông Tăng Minh Đạt, chuyên viên kinh doanh Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn, cho biết đơn vị này tăng sản lượng 30% so với kế hoạch hàng tháng, riêng hàng hóa phục vụ Tết tăng 50%, lượng dự trữ ở mức 20 ngày tiêu thụ bình thường nên dù có nghỉ Tết cũng không ảnh hưởng đến nguồn cung và cũng cam kết khống chế, không để sản phẩm tăng giá.
Theo sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, công tác chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo cung-cầu trước, trong và sau Tết Quý Tỵ 2013, đã được doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường triển khai từ rất sớm. Trong đó, nguồn cung từ các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường chiếm từ 30-40% thị phần; các chợ đầu mối chiếm 40-50% thị phần, riêng mặt hàng rau củ quả, thủy hải sản ở mức 60-70% thị phần; các công ty, doanh nghiệp khác chiếm 10% thị phần.
Lượng hàng hóa sản xuất và dự trữ vượt chỉ tiêu thành phố giao, với số lượng tăng gấp đôi năm ngoái, nhiều mặt hàng có khả năng chi phối 50% nhu cầu thị trường như dầu ăn, đường, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến…
Phối hợp kiểm tra, giám sát
Tại cuộc họp với các sở ngành và doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố vào ngày 29/11 vừa qua, bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Thanh tra sở Tài chính, Chi cục quản lý thị trường, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp cùng sở Công Thương thống nhất triển khai kiểm tra, kiểm soát thị trường Tết năm 2013.
Ngoài ra, về việc tổ chức 700 chuyến bán hàng lưu động, sở Công Thương đã phân bổ doanh nghiệp thành các nhóm với ba đơn vị đầu mối; do đó các doanh nghiệp tham gia bán hàng lưu động cần tích cực phối hợp với nhau, hỗ trợ đưa hàng hóa ra thị trường và tăng cường kiểm soát chất lượng, xuất xứ hàng hóa.
Đồng thời, Sở Công Thương cũng sẽ tăng cường liên kết với sở Giao thông Vận tải, giải quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xin cấp phép lưu thông phương tiện vận chuyển hàng hóa trong giờ cao điểm.
Theo đó, các doanh nghiệp có nhu cầu xin cấp phép đăng ký với sở Công Thương và kê khai cụ thể lộ trình vận chuyển để chuyển hồ sơ sang sở Giao thông Vận tải xem xét, cấp phép cho doanh nghiệp thuận lợi hoạt động.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục trưởng an toàn vệ sinh thực phẩm, cho biết đơn vị này đang tổ chức các đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết. Dự kiến triển khai ba đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành cấp thành phố; tại 24 quận-huyện thì thành lập 24 đoàn, thực hiện kiểm tra cơ sở cung ứng nguyên-vật liệu; đơn vị sản xuất-chế biến và sản phẩm kinh doanh trên thị trường./.
Theo sở Công Thương thành phố, các đơn vị kinh doanh đã hoàn tất kế hoạch chuẩn bị hàng Tết như đảm bảo nguồn cung và hệ thống phân phối, cam kết giữ giá ổn định; thực hiện đa dạng các chương trình bình ổn, khuyến mãi, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm.
Siêu thị tăng lượng hàng gấp 2, 3 lần
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm, Saigon Co.op đã tăng lượng hàng thiết yếu lên gấp bốn lần so với tháng kinh doanh bình thường, đồng thời tăng cường hệ thống phân phối rộng khắp gồm 60 siêu thị Co.opmart, 55 cửa hàng thực phẩm Co.opFood và gần 150 cửa hàng Co.op. Trong đó, hệ thống siêu thị Co.opmart đã chủ động nguồn cung từ rất sớm và tập trung vào những mặt hàng sản xuất trong nước như thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, hàng may mặc, hàng gia dụng và đồ uống.
Tổng lượng hàng hóa dự kiến cung ứng cho ba tháng trước, trong và sau Tết được dự trữ trên 38.000 tấn, tăng 25% so với năm ngoái. Đồng thời, tổ chức 150 chuyến bán hàng lưu động đến các xã nghèo vùng sâu, vùng xa và phục vụ nhu cầu tiêu dùng Tết cho lực lượng công nhân tại các khu công nghiệp-khu chế xuất.
Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Quan hệ công chúng và Đối ngoại hệ thống siêu thị Big C, cho biết hệ thống siêu thị Big C đã tăng 15% số lượng hàng hóa dự trữ phục vụ Tết so với cùng kỳ năm ngoái, để đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa và góp phần bình ổn thị trường. Về các loại bánh kẹo đóng hộp, hàng Việt chiếm trên 90%. Thịt nguội được chuẩn bị nguồn hàng khoảng 600 tấn với nhiều sản phẩm mang hương vị đặc trưng của các vùng miền Bắc, Trung, Nam; bánh mứt truyền thống có số lượng dồi dào với 250 tấn; rau củ quả khoảng 1.000 tấn.
Các hệ thống siêu thị khác trên địa bàn thành phố như Maximark, LotteMart, Citimart… cũng nhộn nhịp trưng bày và giới thiệu ra thị trường nhiều sản phẩm phục vụ Tết đa dạng chủng loại, độc đáo về mẫu mã.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, đại diện hệ thống siêu thị Maximark, cho biết mùa Tết năm nay, Maximark tăng 30-40% lượng hàng so với năm trước, đặc biệt thực hiện chương trình khuyến mãi vào những ngày cận Tết để kích cầu tiêu dùng. Đồng thời, kênh siêu thị có lợi thế về nguồn hàng phong phú, giá cả ổn định và các chương trình khuyến mãi, giảm giá nên thu hút được người tiêu dùng.
Thực phẩm, bánh kẹo, nước giải khát tung hàng
Mặc dù, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, sức mua thị trường chậm, một số đơn vị lo ngại về khả năng tiêu thụ hàng hóa trong thời điểm Tết, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều tăng cường triển khai cung ứng hàng hóa đầy đủ và cam kết đảm bảo nguồn cung với giá ổn định, không để thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Theo bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần Sài Gòn Food, tình hình nguyên-vật liệu phục vụ cho sản xuất hiện không gặp khó khăn, nên dịp Tết này có thể đưa ra thị trường khoảng 500 tấn thành phẩm gồm thực phẩm đông lạnh các loại; đồng thời, thông qua tình hình tiêu thụ của thị trường Tết Dương lịch sắp tới, Công ty sẽ có điều chỉnh phù hợp cho lượng hàng phục vụ Tết Nguyên đán.
Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ tận dụng mọi cơ hội để bán hàng, đặc biệt là ngoài các kênh phân phối truyền thống, còn thiết kế các giỏ hàng bán qua kênh truyền hình HTV-Co.op và giao hàng tận nhà.
Ông Phan Văn Thiện, Phó Tổng giám đốc công ty Bibica cho biết các sản phẩm bánh kẹo phục vụ Tết được Bibica đưa ra thị trường từ đầu tháng 11/2012, theo đó sức tiêu thụ trên thị trường khá tốt và người dân có xu hướng hưởng ứng hàng Việt ngày càng tăng. Dịp này, Bibica chuẩn bị 1.200 tấn hàng Tết, tăng khoảng 15% so với năm 2011 và đã hoàn thành 40% kế hoạch tung hàng. Tuy nhiên, Bibica vẫn đang thuận trọng theo dõi thị trường, kiểm soát hàng giả và hàng nhái.
Còn thông tin từ đại diện Công ty Tân Quang Minh-Bidrico, cho thấy hiện tại lượng tiêu thụ và sức mua đối với mặt hàng nước giải khát đang tăng lên đáng kể, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và các đại lý, nhà phân phối vẫn tăng lượng đặt hàng.
Còn ông Tăng Minh Đạt, chuyên viên kinh doanh Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn, cho biết đơn vị này tăng sản lượng 30% so với kế hoạch hàng tháng, riêng hàng hóa phục vụ Tết tăng 50%, lượng dự trữ ở mức 20 ngày tiêu thụ bình thường nên dù có nghỉ Tết cũng không ảnh hưởng đến nguồn cung và cũng cam kết khống chế, không để sản phẩm tăng giá.
Theo sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, công tác chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo cung-cầu trước, trong và sau Tết Quý Tỵ 2013, đã được doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường triển khai từ rất sớm. Trong đó, nguồn cung từ các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường chiếm từ 30-40% thị phần; các chợ đầu mối chiếm 40-50% thị phần, riêng mặt hàng rau củ quả, thủy hải sản ở mức 60-70% thị phần; các công ty, doanh nghiệp khác chiếm 10% thị phần.
Lượng hàng hóa sản xuất và dự trữ vượt chỉ tiêu thành phố giao, với số lượng tăng gấp đôi năm ngoái, nhiều mặt hàng có khả năng chi phối 50% nhu cầu thị trường như dầu ăn, đường, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến…
Phối hợp kiểm tra, giám sát
Tại cuộc họp với các sở ngành và doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố vào ngày 29/11 vừa qua, bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Thanh tra sở Tài chính, Chi cục quản lý thị trường, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp cùng sở Công Thương thống nhất triển khai kiểm tra, kiểm soát thị trường Tết năm 2013.
Ngoài ra, về việc tổ chức 700 chuyến bán hàng lưu động, sở Công Thương đã phân bổ doanh nghiệp thành các nhóm với ba đơn vị đầu mối; do đó các doanh nghiệp tham gia bán hàng lưu động cần tích cực phối hợp với nhau, hỗ trợ đưa hàng hóa ra thị trường và tăng cường kiểm soát chất lượng, xuất xứ hàng hóa.
Đồng thời, Sở Công Thương cũng sẽ tăng cường liên kết với sở Giao thông Vận tải, giải quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xin cấp phép lưu thông phương tiện vận chuyển hàng hóa trong giờ cao điểm.
Theo đó, các doanh nghiệp có nhu cầu xin cấp phép đăng ký với sở Công Thương và kê khai cụ thể lộ trình vận chuyển để chuyển hồ sơ sang sở Giao thông Vận tải xem xét, cấp phép cho doanh nghiệp thuận lợi hoạt động.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục trưởng an toàn vệ sinh thực phẩm, cho biết đơn vị này đang tổ chức các đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết. Dự kiến triển khai ba đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành cấp thành phố; tại 24 quận-huyện thì thành lập 24 đoàn, thực hiện kiểm tra cơ sở cung ứng nguyên-vật liệu; đơn vị sản xuất-chế biến và sản phẩm kinh doanh trên thị trường./.
Mỹ Phương (TTXVN)