Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước cao nhất trên các sông và kênh rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh đang lên nhanh theo triều, mức nước đỉnh triều có khả năng đạt mức báo động 3 (1,5m).
Cụ thể, mực nước thực đo tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) ngày 30/10 là 1,37 m.
Dự báo trong những ngày tiếp theo mực nước tại trạm Phú An sẽ đạt mức 1,5 m vào ngày 1 và 2/11.
Để chủ động phòng, chống, ứng phó với diễn biến triều cường, kết hợp không khí lạnh di chuyển xuống phía Nam vào đầu tháng 11, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Ủy ban Nhân dân các quận huyện.
Đặc biệt là quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, huyện Củ Chi và Hóc Môn chủ động cơi đắp, xử lý ngay theo phương châm “4 tại chỗ” các sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố tràn bờ, bể bờ bao, không để xảy ra ngập úng kéo dài ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Đồng thời, liên tục thông báo trên các phương tiện truyền thông (đài phát thanh) về diễn biến đợt triều cường, ngày và giờ đỉnh triều xuất hiện cho nhân dân biết và chủ động các biện pháp phòng, tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Các cơ quan, đơn vị liên quan sẵn sàng lực lượng, nhiên liệu, kiểm tra hệ thống điện; kiểm tra, vận hành hiệu quả các cửa xả, cống, đập ngăn triều, máy bơm nước di động để kịp thời huy động khắc phục các sự cố ngập úng do triều cường gây ra./.
Cụ thể, mực nước thực đo tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) ngày 30/10 là 1,37 m.
Dự báo trong những ngày tiếp theo mực nước tại trạm Phú An sẽ đạt mức 1,5 m vào ngày 1 và 2/11.
Để chủ động phòng, chống, ứng phó với diễn biến triều cường, kết hợp không khí lạnh di chuyển xuống phía Nam vào đầu tháng 11, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Ủy ban Nhân dân các quận huyện.
Đặc biệt là quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, huyện Củ Chi và Hóc Môn chủ động cơi đắp, xử lý ngay theo phương châm “4 tại chỗ” các sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố tràn bờ, bể bờ bao, không để xảy ra ngập úng kéo dài ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Đồng thời, liên tục thông báo trên các phương tiện truyền thông (đài phát thanh) về diễn biến đợt triều cường, ngày và giờ đỉnh triều xuất hiện cho nhân dân biết và chủ động các biện pháp phòng, tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Các cơ quan, đơn vị liên quan sẵn sàng lực lượng, nhiên liệu, kiểm tra hệ thống điện; kiểm tra, vận hành hiệu quả các cửa xả, cống, đập ngăn triều, máy bơm nước di động để kịp thời huy động khắc phục các sự cố ngập úng do triều cường gây ra./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)