Mừng lễ cổ truyền Sêne Đolta năm nay (diễn ra trong 3 ngày14, 15 và 16/10/2012) hơn 3.000 sư sãi, phật tử chùa Pysey Varapram hay còn gọi là chùa Ba Si, tọa lạc tại ấp Giồng Chùa, xã Phương Thạnh, huyện Càng Long (Trà Vinh) có thêm niềm vui mới - ngôi chùa họ đang sinh hoạt, hành đạo vừa được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận, cấp Bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Chùa Pysey Varapram được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XVII, khoảng 400 năm trước và đã qua 11 đời sư trụ trì. Qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, ngôi chùa này không những là nơi để đồng bào, sư sãi Khmer hành đạo, còn là nơi nuôi chứa các lãnh đạo cách mạng ở địa phương.
Ngoài ra, chùa Pysey Varapram còn có lối kiến trúc độc đáo, đậm sắc văn hoá tộc người Khmer. Nằm trong khuôn viên rộng khoảng 6ha, ẩn mình dưới “rừng” cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi là quần thể kiến trúc ngôi chùa gồm: cổng, chính điện, thư viện, sala thiene (trai đường), sala pali (trường học pali); trong đó, ngôi chính điện được xây cao hơn hẳn so với các công trình khác và theo hướng Đông Tây.
Theo quan niệm người Khmer, đức Phật ở phương Tây nhưng mặt quay về hướng Đông để cứu nhân độ thế. Mái chính điện được lợp ngói tạo hình vẩy rồng, giữa các cấp mái trang trí hình tượng rồng đắp nổi... Nếu nhìn toàn cảnh từ trên xuống, thấy chính điện như bầy rồng đang tắm mình trong bầu trời xanh biếc. Đầu hồi (Hô-chiêng) phía trước và phía sau chính điện đều được làm bằng gỗ quí, khắc chạm hoa văn hoa lá cách điệu và hình tượng Ria-hu nuốt mặt trăng chạm nổi./.
Chùa Pysey Varapram được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XVII, khoảng 400 năm trước và đã qua 11 đời sư trụ trì. Qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, ngôi chùa này không những là nơi để đồng bào, sư sãi Khmer hành đạo, còn là nơi nuôi chứa các lãnh đạo cách mạng ở địa phương.
Ngoài ra, chùa Pysey Varapram còn có lối kiến trúc độc đáo, đậm sắc văn hoá tộc người Khmer. Nằm trong khuôn viên rộng khoảng 6ha, ẩn mình dưới “rừng” cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi là quần thể kiến trúc ngôi chùa gồm: cổng, chính điện, thư viện, sala thiene (trai đường), sala pali (trường học pali); trong đó, ngôi chính điện được xây cao hơn hẳn so với các công trình khác và theo hướng Đông Tây.
Theo quan niệm người Khmer, đức Phật ở phương Tây nhưng mặt quay về hướng Đông để cứu nhân độ thế. Mái chính điện được lợp ngói tạo hình vẩy rồng, giữa các cấp mái trang trí hình tượng rồng đắp nổi... Nếu nhìn toàn cảnh từ trên xuống, thấy chính điện như bầy rồng đang tắm mình trong bầu trời xanh biếc. Đầu hồi (Hô-chiêng) phía trước và phía sau chính điện đều được làm bằng gỗ quí, khắc chạm hoa văn hoa lá cách điệu và hình tượng Ria-hu nuốt mặt trăng chạm nổi./.
Huy Hoàng (TTXVN)