Là một nghề truyền thống lâu đời, trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, nghề thêu tay vẫn giữ được bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Ông tổ của nghề thêu được người trong ngành tôn vinh là ông Lê Công Hành, tên thật Trần Quốc Khải (1606-1661), người làng Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ (nay là thành phố Hà Nội). Năm 1646, ông được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc), trong thời gian đó ông đã học được cách làm lọng và thêu chỉ màu trên vải. Khi về nước, ông đã đem những điều này dạy lại cho dân làng Quất Động và 4 xã lân cận.
Về sau, nhân dân 5 xã này đã lập đền thờ, tôn vinh ông thành ông tổ của nghề thêu. Ngày mất của ông 12/6 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày giỗ tổ nghề thêu Việt Nam từ hơn 300 năm nay.
Thêu tay với những đặc trưng nghề nghiệp không chỉ mang lại nguồn sinh kế nuôi sống bản thân người sản xuất mà còn là lợi thế của nền kinh tế nước nhà. Trong quá khứ cũng như hiện tại, các làng nghề thêu tay nổi tiếng như Quất Động (Hà Nội), Xuân Nẻo (Hải Dương), Vân Lâm (Ninh Bình)... và tại các chốn kinh kỳ Thăng Long-Hà Nội hay phố Phan Đăng Lưu - Huế đã hình thành một đội ngũ đông đảo các nghệ nhân mà số đông là phụ nữ.
Thêu thùa ren đan đã trở thành một trong những phẩm chất quý báu của người phụ nữ Việt Nam gắn với những tiêu chí công dung ngôn hạnh
Dưới các triều đại phong kiến, vua chúa, quan lại, cung tần, mỹ nữ đều dùng đồ thêu như áo, mũ, khăn, túi... được trang trí bằng những mẫu thêu rất lộng lẫy và uy nghi.
Trước năm 1945 trong cả nước, nghề thêu tay chia thành từng vùng, từng tỉnh sản xuất mặt hàng chuyên môn truyền thống của địa phương với mẫu mã hoàn toàn khác nhau; kỹ thuật thực hiện riêng biệt và thị trường tiêu thụ phân bổ theo nhu cầu, không đặt nặng sách lược cạnh tranh.
Các nguyên phụ liệu cung cấp cho các ngành thêu cũng khác biệt, từ đó phát sinh từng làng từng xã sản xuất nguyên phụ liệu để cung ứng trực tiếp đến từng vùng chuyên của mỗi ngành thêu.
Năm 1975, khi đất nước được thống nhất, các ngành nghề thủ công được khôi phục và phát triển, trong đó có nghề thêu. Thời kỳ thịnh vượng của nghề thêu đã đến khi khối các nước xã hội chủ nghĩa nhập nhiều mặt hàng thêu, nhất là với mặt hàng ga trải giường.
Khi khối các nước xã hội chủ nghĩa tan rã, các sản phẩm thêu không còn đầu ra, do đó nhiều cơ sở sản xuất thêu cũng tan theo. Nghề thêu lại co cụm về các làng xã, vùng nghề truyền thống.
Khi cơ chế thị trường mở ra, nghề thêu được "thổi một làn gió mát" và dần được khôi phục.
Nghề thêu thủ công phát triển rộng trên toàn quốc với kỹ thuật, mỹ thuật được nâng cao, mẫu mã luôn được cải tiến. Nghề thêu hiện có những nét sáng tạo mới như ở Huế, Đà Lạt, Sài Gòn đã kết hợp giữa hội họa với truyền thống dân gian. Nhiều nước trên thế giới rất thích sản phẩm thêu thủ công truyền thống của Việt Nam. Các vùng nghề lại tấp nập sản xuất. Nhiều công ty quốc doanh, cổ phần, tư nhân... đua nhau xuất khẩu sản phẩm thêu.
Ở trong nước các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Huế, Đà Lạt... đã có nhiều dãy phố lớn chuyên bán sản phẩm thêu như phố Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Nón ở Hà Nội; phố Đồng Khởi, Chợ Lớn, chợ Bến Thành ở Sài Gòn.
Nghề thêu có nhiều thuận lợi để phát triển bởi các nguyên vật liệu như chỉ, tơ, vải... được sản xuất sẵn trong nước; dụng cụ đồ nghề đơn giản, có thể làm tại gia đình, sản xuất không gây ô nhiễm, đào tạo nghề nhanh, nguồn lao động lại rất sẵn ở nông thôn. Thị trường trong nước và xuất khẩu hiện đang có nhu cầu cao với sản phẩm thêu.
Với chất liệu (chỉ, vải) ngày một phong phú, với ý thức sáng tạo nghệ thuật, người nghệ nhân đã dần biến thanh thêu vươn đến đỉnh cao của nghệ thuật. Không chỉ là những đường kim mũi chỉ, tranh thêu đã thể hiện được cả những thăng trầm của thời gian, tái hiện những biến cố của lịch sử.
Đồng thời, mỗi bức tranh thêu chỉ còn ẩn dấu vẻ đẹp của văn hóa dân tộc, vẻ đẹp mộc mạc và giản dị và cả tình người chân thành nồng ấm của người Việt Nam.
Những sản phẩm thêu tay đã theo chân nhiều du khách đến với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Tranh thêu tay của phụ nữ Việt nay đã vươn tầm, thâm nhập xứ Phù Tang bên những không gian trà đạo, rồi tiếp tục tiếp cận kinh đô ánh sáng Paris trong những nội thất gôtích lãng mạn hay nội thất hiện đại ở Houston (Mỹ)”
Tuy nhiên, hiện nay việc gìn giữ và bảo tồn những giá trị của nghề thêu truyền thống là hoàn toàn không dễ dàng bởi những vấn đề khách quan và chủ quan do nghề thêu đang đối mặt với không ít khó khăn như đầu ra sản phẩm không ổn định, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng chất lượng thấp khiến uy tín của nghề thêu của bị ảnh hưởng; nghề được phát triển tự phát, chưa có tổ chức, bị lệ thuộc vào các chủ cửa hàng tiêu thụ…
Theo các chuyên gia, để nghề thêu trong cả nước ngày càng phát triển, Đảng và Nhà nước cần quan tâm giúp đỡ đưa ra những chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho các làng nghề thủ công phát triển, giúp đỡ người thợ thủ công áp dụng thành tựu khoa học và sản xuất, tạo ra những mặt hàng phù hợp với cuộc sống hiện đại nhưng vẫn giữ được cái riêng, cái độc đáo của dân tộc.
Việc tạo điều kiện cho các nghề thủ công trong đó có nghề thêu phát triển sẽ góp phần cho nền kinh tế Việt phồn thịnh lại vừa bảo tồn được một nghề truyền thống quý./.
Ông tổ của nghề thêu được người trong ngành tôn vinh là ông Lê Công Hành, tên thật Trần Quốc Khải (1606-1661), người làng Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ (nay là thành phố Hà Nội). Năm 1646, ông được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc), trong thời gian đó ông đã học được cách làm lọng và thêu chỉ màu trên vải. Khi về nước, ông đã đem những điều này dạy lại cho dân làng Quất Động và 4 xã lân cận.
Về sau, nhân dân 5 xã này đã lập đền thờ, tôn vinh ông thành ông tổ của nghề thêu. Ngày mất của ông 12/6 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày giỗ tổ nghề thêu Việt Nam từ hơn 300 năm nay.
Thêu tay với những đặc trưng nghề nghiệp không chỉ mang lại nguồn sinh kế nuôi sống bản thân người sản xuất mà còn là lợi thế của nền kinh tế nước nhà. Trong quá khứ cũng như hiện tại, các làng nghề thêu tay nổi tiếng như Quất Động (Hà Nội), Xuân Nẻo (Hải Dương), Vân Lâm (Ninh Bình)... và tại các chốn kinh kỳ Thăng Long-Hà Nội hay phố Phan Đăng Lưu - Huế đã hình thành một đội ngũ đông đảo các nghệ nhân mà số đông là phụ nữ.
Thêu thùa ren đan đã trở thành một trong những phẩm chất quý báu của người phụ nữ Việt Nam gắn với những tiêu chí công dung ngôn hạnh
Dưới các triều đại phong kiến, vua chúa, quan lại, cung tần, mỹ nữ đều dùng đồ thêu như áo, mũ, khăn, túi... được trang trí bằng những mẫu thêu rất lộng lẫy và uy nghi.
Trước năm 1945 trong cả nước, nghề thêu tay chia thành từng vùng, từng tỉnh sản xuất mặt hàng chuyên môn truyền thống của địa phương với mẫu mã hoàn toàn khác nhau; kỹ thuật thực hiện riêng biệt và thị trường tiêu thụ phân bổ theo nhu cầu, không đặt nặng sách lược cạnh tranh.
Các nguyên phụ liệu cung cấp cho các ngành thêu cũng khác biệt, từ đó phát sinh từng làng từng xã sản xuất nguyên phụ liệu để cung ứng trực tiếp đến từng vùng chuyên của mỗi ngành thêu.
Năm 1975, khi đất nước được thống nhất, các ngành nghề thủ công được khôi phục và phát triển, trong đó có nghề thêu. Thời kỳ thịnh vượng của nghề thêu đã đến khi khối các nước xã hội chủ nghĩa nhập nhiều mặt hàng thêu, nhất là với mặt hàng ga trải giường.
Khi khối các nước xã hội chủ nghĩa tan rã, các sản phẩm thêu không còn đầu ra, do đó nhiều cơ sở sản xuất thêu cũng tan theo. Nghề thêu lại co cụm về các làng xã, vùng nghề truyền thống.
Khi cơ chế thị trường mở ra, nghề thêu được "thổi một làn gió mát" và dần được khôi phục.
Nghề thêu thủ công phát triển rộng trên toàn quốc với kỹ thuật, mỹ thuật được nâng cao, mẫu mã luôn được cải tiến. Nghề thêu hiện có những nét sáng tạo mới như ở Huế, Đà Lạt, Sài Gòn đã kết hợp giữa hội họa với truyền thống dân gian. Nhiều nước trên thế giới rất thích sản phẩm thêu thủ công truyền thống của Việt Nam. Các vùng nghề lại tấp nập sản xuất. Nhiều công ty quốc doanh, cổ phần, tư nhân... đua nhau xuất khẩu sản phẩm thêu.
Ở trong nước các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Huế, Đà Lạt... đã có nhiều dãy phố lớn chuyên bán sản phẩm thêu như phố Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Nón ở Hà Nội; phố Đồng Khởi, Chợ Lớn, chợ Bến Thành ở Sài Gòn.
Nghề thêu có nhiều thuận lợi để phát triển bởi các nguyên vật liệu như chỉ, tơ, vải... được sản xuất sẵn trong nước; dụng cụ đồ nghề đơn giản, có thể làm tại gia đình, sản xuất không gây ô nhiễm, đào tạo nghề nhanh, nguồn lao động lại rất sẵn ở nông thôn. Thị trường trong nước và xuất khẩu hiện đang có nhu cầu cao với sản phẩm thêu.
Với chất liệu (chỉ, vải) ngày một phong phú, với ý thức sáng tạo nghệ thuật, người nghệ nhân đã dần biến thanh thêu vươn đến đỉnh cao của nghệ thuật. Không chỉ là những đường kim mũi chỉ, tranh thêu đã thể hiện được cả những thăng trầm của thời gian, tái hiện những biến cố của lịch sử.
Đồng thời, mỗi bức tranh thêu chỉ còn ẩn dấu vẻ đẹp của văn hóa dân tộc, vẻ đẹp mộc mạc và giản dị và cả tình người chân thành nồng ấm của người Việt Nam.
Những sản phẩm thêu tay đã theo chân nhiều du khách đến với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Tranh thêu tay của phụ nữ Việt nay đã vươn tầm, thâm nhập xứ Phù Tang bên những không gian trà đạo, rồi tiếp tục tiếp cận kinh đô ánh sáng Paris trong những nội thất gôtích lãng mạn hay nội thất hiện đại ở Houston (Mỹ)”
Tuy nhiên, hiện nay việc gìn giữ và bảo tồn những giá trị của nghề thêu truyền thống là hoàn toàn không dễ dàng bởi những vấn đề khách quan và chủ quan do nghề thêu đang đối mặt với không ít khó khăn như đầu ra sản phẩm không ổn định, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng chất lượng thấp khiến uy tín của nghề thêu của bị ảnh hưởng; nghề được phát triển tự phát, chưa có tổ chức, bị lệ thuộc vào các chủ cửa hàng tiêu thụ…
Theo các chuyên gia, để nghề thêu trong cả nước ngày càng phát triển, Đảng và Nhà nước cần quan tâm giúp đỡ đưa ra những chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho các làng nghề thủ công phát triển, giúp đỡ người thợ thủ công áp dụng thành tựu khoa học và sản xuất, tạo ra những mặt hàng phù hợp với cuộc sống hiện đại nhưng vẫn giữ được cái riêng, cái độc đáo của dân tộc.
Việc tạo điều kiện cho các nghề thủ công trong đó có nghề thêu phát triển sẽ góp phần cho nền kinh tế Việt phồn thịnh lại vừa bảo tồn được một nghề truyền thống quý./.
(TTXVN)