Cuộc thi viết "Vượt lên số phận" lần thứ 3 đã nhận được hơn 4.000 bài dự thi, trong đó hơn 300 bài của các tác giả là người khuyết tật, trẻ mồ côi viết về những tấm gương về nghị lực sống.
Tối 27/9, tại Hà Nội đã diễn ra lễ tổng kết, trao giải thưởng cuộc thi viết "Vượt lên số phận" lần thứ 3 do Tạp chí Thanh niên, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam và Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) phối hợp tổ chức.
Sau 10 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được hơn 4.000 bài dự thi, trong đó có trên 300 bài do tác giả là người khuyết tật, trẻ mồi côi tự viết về bản thân hoặc người đồng cảnh, khắc họa nên những tấm gương khuyết tật vượt lên số phận, học tập, làm giàu, sống độc lập không dựa vào người khác.
Ban tổ chức đã trao giải đặc biệt cho Nguyễn Trung Thành (Hội người mù thị xã Thái Hòa, Nghệ An) với tác phẩm "Khát vọng trang văn;" một giải A cho tác giả Kim Sơn (Ban Tuyên giáo tỉnh Kon Tum) với tác phẩm "Hai cậu học trò một đôi chân;" ba giải B; năm giải C và 30 giải khuyến khích.
Hai giải tập thể được trao là Hợp tác xã Nhân ái (Lâm Đồng ) và Câu lạc bộ Phóng viên nhỏ, Nhà thiếu nhi Việt- Đức (Nghệ An).
Qua các trang viết, mỗi con người, mỗi cuộc đời "vượt lên số phận" là một tấm gương tiêu biểu của ý chí, nghị lực phi thường không chịu khuất phục số phận để vượt qua chính mình.
Đó là tấm gương của anh Nguyễn Tấn Hiền, hiện đang sống, sáng tác hội họa tại Bệnh viện Điều dưỡng-phục hồi chức năng Đà Nẵng. Anh không hề tuyệt vọng khi ở tận cùng nỗi đau khổ, trên chiếc xe lăn, anh tiếp tục lao động vẽ tranh để sống, tô đẹp thêm cho xã hội.
Một tấm gương đáng khâm phục khác là chị Hoàng Thị Hồng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Hải Bình. Từ thân phận trẻ môi côi bị bỏ rơi, chị đã gặt hái những thành công, trở thành nữ doanh nhân tiêu biểu Việt Nam. Chị tâm niệm: "Tuổi thơ mình đã chịu quá nhiều đắng cay nên khi có điều kiện, mình thấy phải có trách nhiệm giúp đỡ những con người bất hạnh khác..."
Tấm gương của cô giáo Huỳnh Thanh Thảo cũng làm người đọc xúc động. Chỉ cao 65cm, nhưng lớp học từ thiện do cô thành lập cho các em ở ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh đã hoạt động được 10 năm. Hằng ngày, cô giáo ngồi trên xe lăn, giảng bài, dạy các em tập viết, tập đọc...
Ban tổ chức đánh giá cuộc thi đã hoàn thành mục tiêu đề ra nhằm tôn vinh các tấm gương thanh, thiếu nhi và những người tàn tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có nghị lực, tình yêu cuộc sống, ý chí mãnh liệt vượt lên số phận để khẳng định mình, trở thành những người có ích cho xã hội, đóng góp vào sự phát triển của quê hương, đất nước./.
Tối 27/9, tại Hà Nội đã diễn ra lễ tổng kết, trao giải thưởng cuộc thi viết "Vượt lên số phận" lần thứ 3 do Tạp chí Thanh niên, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam và Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) phối hợp tổ chức.
Sau 10 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được hơn 4.000 bài dự thi, trong đó có trên 300 bài do tác giả là người khuyết tật, trẻ mồi côi tự viết về bản thân hoặc người đồng cảnh, khắc họa nên những tấm gương khuyết tật vượt lên số phận, học tập, làm giàu, sống độc lập không dựa vào người khác.
Ban tổ chức đã trao giải đặc biệt cho Nguyễn Trung Thành (Hội người mù thị xã Thái Hòa, Nghệ An) với tác phẩm "Khát vọng trang văn;" một giải A cho tác giả Kim Sơn (Ban Tuyên giáo tỉnh Kon Tum) với tác phẩm "Hai cậu học trò một đôi chân;" ba giải B; năm giải C và 30 giải khuyến khích.
Hai giải tập thể được trao là Hợp tác xã Nhân ái (Lâm Đồng ) và Câu lạc bộ Phóng viên nhỏ, Nhà thiếu nhi Việt- Đức (Nghệ An).
Qua các trang viết, mỗi con người, mỗi cuộc đời "vượt lên số phận" là một tấm gương tiêu biểu của ý chí, nghị lực phi thường không chịu khuất phục số phận để vượt qua chính mình.
Đó là tấm gương của anh Nguyễn Tấn Hiền, hiện đang sống, sáng tác hội họa tại Bệnh viện Điều dưỡng-phục hồi chức năng Đà Nẵng. Anh không hề tuyệt vọng khi ở tận cùng nỗi đau khổ, trên chiếc xe lăn, anh tiếp tục lao động vẽ tranh để sống, tô đẹp thêm cho xã hội.
Một tấm gương đáng khâm phục khác là chị Hoàng Thị Hồng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Hải Bình. Từ thân phận trẻ môi côi bị bỏ rơi, chị đã gặt hái những thành công, trở thành nữ doanh nhân tiêu biểu Việt Nam. Chị tâm niệm: "Tuổi thơ mình đã chịu quá nhiều đắng cay nên khi có điều kiện, mình thấy phải có trách nhiệm giúp đỡ những con người bất hạnh khác..."
Tấm gương của cô giáo Huỳnh Thanh Thảo cũng làm người đọc xúc động. Chỉ cao 65cm, nhưng lớp học từ thiện do cô thành lập cho các em ở ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh đã hoạt động được 10 năm. Hằng ngày, cô giáo ngồi trên xe lăn, giảng bài, dạy các em tập viết, tập đọc...
Ban tổ chức đánh giá cuộc thi đã hoàn thành mục tiêu đề ra nhằm tôn vinh các tấm gương thanh, thiếu nhi và những người tàn tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có nghị lực, tình yêu cuộc sống, ý chí mãnh liệt vượt lên số phận để khẳng định mình, trở thành những người có ích cho xã hội, đóng góp vào sự phát triển của quê hương, đất nước./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)