Lâu lắm rồi, nghệ thuật biểu diễn nhạc kịch sân khấu ở thủ đô Hà Nội mới lại "dậy sóng" và gây huyên náo dư luận như trường hợp vở nhạc kịch "Góc phố danh vọng."
Bốn đêm diễn tại Trung tâm Văn hóa Pháp đều "cháy vé." Trong ba giờ đồng hồ, cả khán phòng chật kín người từ cô cậu học trò ham vui đến khán giả lớn tuổi khó tính nhất đều ngồi lại đến phút cuối cùng...
Tìm gặp Phi Anh, tổng đạo diễn dự án nhạc kịch đầy táo bạo và "khổng lồ" này, tôi hoàn toàn kinh ngạc trước một "cậu bé" gầy gò, nhỏ thó, mới 21 tuổi.
Nhanh hơn tôi, em đặt câu hỏi trước: "Có đáng xem không ạ?" Không vội trả lời, trong đầu tôi cứ vang vang bởi trùng trùng thanh âm chói chang đến căng óc, ngộp thở của tiếng cười ha hả, vỗ tay đôm đốp...
Một vở nhạc kịch sân khấu do nhóm bạn trẻ là du học sinh, diễn viên nghiệp dư tự làm từ A đến Z nhưng níu kéo được hàng nghìn khán giả đến rạp thì... quá đáng xem ấy chứ!
Bỗng thấy một niềm vui nho nhỏ! Đứng về phía công chúng, tôi thấy vui chứ, trước một "ánh sáng" le lói của nghệ thuật sân khấu vốn lâu nay đã ngủ vùi trong mùa đông ảm đạm.
Nhưng sau cuộc trò chuyện với Phi Anh với những trăn trở, kiếm tìm... của thế hệ sáng tạo nghệ thuật đương đại Việt Nam lại thấy ngoài cái đáng xem, còn rất nhiều cái đáng nghe để rồi... ưu tư!
Càng tỏ ra nghiêm túc càng giả dối
- Trong khi mỗi vở nhạc kịch Broadway tập hàng năm trời, “Góc phố danh vọng” chỉ trong vòng một tháng. Bạn đã xoay xở như thế nào?
Phi Anh: Khó nhất là tuyển diễn viên. Một vở nhạc kịch thực sự hay phải có dàn diễn viên diễn xuất và hát tốt. Ai có tài người đó được làm.
Chị tưởng tượng ngay ở câu hỏi “Vì sao bạn tham gia Góc phố danh vọng?” Có bạn viết “Ôi, một mùa hè lại đến rồi! Hoa phượng nở đầy và trong lòng tôi rạo rực niềm đam mê muốn cống hiến chút gì cho xã hội...”
Đọc xong tôi phải loại ngay nếu không ngủ không ngon. Sự sáo rỗng lộ ra hết. Cả sự nghiêm túc cũng vậy, làm nghệ thuật càng tỏ ra nghiêm túc thì lại càng giả dối (cười).
Chọn được người không phải đã xong! Khi tôi tìm được người cho vai nữ chính nàng Roxanne nhưng nhất quyết họ khước từ vì không chịu được áp lực. Vai chú Tuần Lộc Rudolph diễn rất khá, đến phút cuối bạn ấy xin rút để đi thi Vietnam idol... Đấy, nó lận đận nhiều thứ như thế!
- Ngỡ là loại hình nhạc kịch kinh điển nhưng xem “Góc phố danh vọng” khán giả lại được “cười ha hả, vỗ tay đôm đốp”, lại toàn những chuyện đang nóng giẫy về giới showbiz hiện nay như chân dài, đại gia… Phải chăng với người trẻ muốn vào showbiz bây giờ cứ phải nóng mới được?
Phi Anh: Tôi bắt đầu viết kịch bản từ năm ngoái. Ngày ngày đọc báo, thấy vấn đề gì nóng thì xoáy vào. Ngay cả những câu nói đùa của tôi và bạn bè ngoài đời cũng được "bê" vào kịch bản.
Chủ đích và tư duy của tôi không muốn châm chọc mà chủ yếu giải trí, cười cợt với nhau thôi. Sự tình cờ là công chúng đang chú ý vấn đề này.
Thế nào là sự nổi tiếng, nhiều chàng trai cô gái lên mặt báo hằng ngày với bộ cánh đẹp mắt nhưng họ là ai không ai biết và tài năng thế nào cũng không ai biết…
- Đến độ lôi cả những điệu bộ vỗ vuốt nhạy cảm, tiếng chửi thề ghê tai lên cả sân khấu… bạn không sợ công chúng cho là phản cảm ư?
Phi Anh: Tôi nghĩ đã làm cái gì phải làm cho tới. “Góc phố danh vọng” như nồi lẩu thập cẩm mà tôi đang ép khán giả phải ăn.
Với nổi lẩu đó, sẽ chẳng ai chối nổi khi họ được nếm trải nhiều tầng cảm xúc. Có lúc sảng khoái, nhẹ nhàng có những lúc ngộp thở, đến căng óc...
Như cảnh các cô hàng xóm nhảy xổng ra hô đi hô lại: “Lễ! Trao! Giải! Roxanne! Masquerade! Mẹ kiếp!” một cách dồn dập sẽ khiến khán giả cảm thấy ngộp thở…
Trong lời thoại của các nhân vật có chút “động chạm” nhưng chủ đích của tôi không phải để dạy đời hay định hướng thẩm mỹ. Tôi không đòi hỏi khán giả khi xem xong phải nhìn lại mình, người ta đến rạp cười và vỗ tay là đủ.
- Nhạc kịch là loại hình nghệ thuật mới và "kén" khán giả Việt Nam, việc níu giữ các diễn viên nghiệp dư sẽ chẳng dễ chút nào nhỉ?
Phi Anh: Ôi, tôi cứ phải liên tục đốc thúc, thủ thỉ, “đổi giọng” liên tục (cười)!
Cái níu giữ được mọi người chỉ là niềm vui thôi. Tôi cố gắng giữ được đam mê của các bạn, từ đầu đến cuối luôn đảm bảo các bạn được làm những gì mình thích.
Ngay cả nhân vật, kịch bản là một chuyện, khi thử vai, em phải cân đong đo đếm, đẽo gọt để vừa vặn với tính cách ngoài đời.
Mọi người đến đây đều với tâm thế thử nghiệm. “Góc phố danh vọng” không có vai diễn ngôi sao, và tôi không có một lời hứa hẹn nào cả.
Tìm "người lớn" tài tâm chịu... nhường
- Bạn thấy sao nếu sau bốn đêm diễn “Góc phố danh vọng”, dư luận và khán giả sẽ tung hô “Phi Anh là người đầu tiên giới thiệu loại hình nhạc kịch Việt Nam đương đại?”
Phi Anh: Hơi to tát! Chẳng đến mức ấy đâu...
- Ra mắt dự án sân khấu đầu tay mà được công chúng khen và "cháy vé" cũng đáng tự hào "vỗ ngực" lắm chứ?
Phi Anh: Phải nhiều ngày nữa tôi mới biết thực ra mình vui hay buồn. Hiện tại, tôi chỉ có tâm trạng... đờ đẫn sau mỗi đêm diễn. Và không biết đêm nay, đêm mai vở diễn sẽ như thế nào?
Nếu để "nhặt sạn," vẫn còn nhiều đoạn còn lê tha lê thê. Mặc dù, khán giả đón nhận và lịch sự nhưng phải sửa cho tử tế hơn.
- Ô này, bạn lại vừa nhắc tiếp hai từ “tử tế” đấy! Với nghệ thuật bây giờ “tử tế” là điều gì đó thật xa xỉ. Bạn nghĩ sao, sự tử tế đó sẽ như thế nào nhỉ?
Phi Anh: Trách nhiệm của người làm nghệ thuật không phải “đẻ trứng” liên tục mà đã làm phải làm tử tế. Khán giả phải cảm thấy mình được tôn trọng.
Anh mời công chúng ăn một bữa, họ không thích cái này thì phải có cái kia. Không thể bê một tác phẩm ra, quảng cáo ầm ĩ nhưng khán giả ngồi từ đầu đến cuối không thấy thích một cái gì.
Với “Góc phố danh vọng” cũng vậy, các diễn viên có thể diễn xuất chưa thật xuất sắc bù lại nhạc nghe phải đã. Hay giờ, chúng tôi chưa có nhiều tiền, sân khấu nhỏ, âm thanh ánh sáng còn hạn chế thì con người, các diễn viên phải hừng hực, máu lửa trên sân khấu.
Sự tử tế cũng còn ở giá tiền nữa. Đưa ra giá vé hai trăm nghìn, tôi cũng phải cân đong đo đếm để công chúng bỏ ra một họ phải được nhận hai, ba.
Nên ngay từ đầu tôi không hứa là Broadway để khán giả bị bất ngờ vì cái họ được xem nhiều hơn một đám trẻ con lao đao trên sân khấu. Mặc dù bản thân tôi cũng chưa thấy thỏa mãn.
- Bạn thấy sức sống sân khấu Việt Nam với công chúng hiện nay như thế nào?
Phi Anh: Vắng vẻ, đìu hiu, chẳng ai xem. Công chúng cứ phải nhịn đến cuối năm để đổ xô đi xem Táo Quân. Nhưng năm trước hay thì năm nay mới mua vé , mà năm nay không hay thì năm sau rất khó kéo khán giả đến rạp...
- Có ý kiến cho rằng làm nghệ thuật bản năng sẽ không đi được xa. Người nghệ sỹ chỉ cống hiến vì… thích sẽ là ích kỷ. Muốn đẩy nghệ thuật lên tầm chuyên nghiệp và có sức sống dài lâu nên chăng có sự tương tác giữa sự sáng tạo của lớp trẻ với bề dày kinh nghiệm của thế hệ nghệ sỹ tiền bối?
Phi Anh: Cũng còn tùy thế hệ tiền bối là ai? Họ phải tài năng và đủ cởi mở để đón nhận, lắng nghe lớp trẻ. Hiện tôi chưa tìm thấy những “người lớn” đó…
Như cá nhân tôi và “Góc phố danh vọng” khi tôi đưa các chi tiết quái dị vào, các thế hệ tiền bối đã có phản ứng “tại sao mày lại làm như thế này, phải thế này, thế kia chứ?” Trong khi bản thân tôi và các bạn thấy không có gì sai. Điều quan trọng là mình dám và có sự quyết tâm trong đó.
Chị biết đấy, người trẻ nếu giỏi thì lại hiếu thắng, tự kiêu. Họ luôn có một niềm tin rằng nghệ thuật sáng tạo thì không có giới hạn. Trong khi, người lớn nếu đủ tài lại không chịu nhường...
- Nhạc kịch không còn mới lạ với thế giới, cũng đến lúc những tác phẩm nhạc kịch “made in Việt Nam” được đến với số đông công chúng và xuất hiện thường xuyên trên các sân khấu lớn. Bạn và ê- kíp của mình đã sẵn sàng chưa?
Phi Anh: Tôi cũng không quan trọng vấn đề chuyên nghiệp đến thế, đơn giản tôi và các bạn ở đây đang làm một việc mình thích.
Thời điểm hiện tại tôi cũng chưa nghĩ ra con đường hay cách thức để đưa nhạc kịch ra một sân khấu lớn hơn, thường xuyên hơn và bán được vé.
Nếu có sự đồng lòng thì trước sự ủng hộ đến mức ấy, bọn em chắc chắn sẽ làm. Tất cả các bạn đều có năng khiếu và đam mê sân khấu rồi. Tôi chỉ là người khích lệ mà thôi…
- Nhưng sẽ không “tắt ngấm” ở đây chứ? Khán giả sẽ được thưởng thức những dự án nhạc kịch đương đại “Góc phố danh vọng” thứ hai, thứ ba…?
Phi Anh: Trong nghệ thuật, áp lực sẽ dễ giết chết giấc mơ. Tôi sẽ làm những gì mình thấy thích, không để chiều ai cả. Chỉ có niềm đam mê chân thật đó thôi.
Khi có một kịch bản khả thi và mọi điều kiện khách quan thuận lợi tôi sẽ làm tiếp. Hiện tôi cũng đang ấp ủ một số ý tưởng nhưng chưa thật rõ ràng. Nếu bắt tay vào làm nó phải mới, khác hẳn cái trước.
“Góc phố danh vọng” đề cập đến danh vọng, âm nhạc sôi động, đậm chất cổ tích, châm biếm thì cái sau phải dữ dội , kinh dị như giới tính, clip sex, bạo lực học đường trên nền nhạc đồng quê chẳng hạn.../.
- Trong khi mỗi vở nhạc kịch Broadway tập hàng năm trời, “Góc phố danh vọng” chỉ trong vòng một tháng. Bạn đã xoay xở như thế nào?
Phi Anh: Khó nhất là tuyển diễn viên. Một vở nhạc kịch thực sự hay phải có dàn diễn viên diễn xuất và hát tốt. Ai có tài người đó được làm.
Chị tưởng tượng ngay ở câu hỏi “Vì sao bạn tham gia Góc phố danh vọng?” Có bạn viết “Ôi, một mùa hè lại đến rồi! Hoa phượng nở đầy và trong lòng tôi rạo rực niềm đam mê muốn cống hiến chút gì cho xã hội...”
Đọc xong tôi phải loại ngay nếu không ngủ không ngon. Sự sáo rỗng lộ ra hết. Cả sự nghiêm túc cũng vậy, làm nghệ thuật càng tỏ ra nghiêm túc thì lại càng giả dối (cười).
Chọn được người không phải đã xong! Khi tôi tìm được người cho vai nữ chính nàng Roxanne nhưng nhất quyết họ khước từ vì không chịu được áp lực. Vai chú Tuần Lộc Rudolph diễn rất khá, đến phút cuối bạn ấy xin rút để đi thi Vietnam idol... Đấy, nó lận đận nhiều thứ như thế!
- Ngỡ là loại hình nhạc kịch kinh điển nhưng xem “Góc phố danh vọng” khán giả lại được “cười ha hả, vỗ tay đôm đốp”, lại toàn những chuyện đang nóng giẫy về giới showbiz hiện nay như chân dài, đại gia… Phải chăng với người trẻ muốn vào showbiz bây giờ cứ phải nóng mới được?
Phi Anh: Tôi bắt đầu viết kịch bản từ năm ngoái. Ngày ngày đọc báo, thấy vấn đề gì nóng thì xoáy vào. Ngay cả những câu nói đùa của tôi và bạn bè ngoài đời cũng được "bê" vào kịch bản.
Chủ đích và tư duy của tôi không muốn châm chọc mà chủ yếu giải trí, cười cợt với nhau thôi. Sự tình cờ là công chúng đang chú ý vấn đề này.
Thế nào là sự nổi tiếng, nhiều chàng trai cô gái lên mặt báo hằng ngày với bộ cánh đẹp mắt nhưng họ là ai không ai biết và tài năng thế nào cũng không ai biết…
- Đến độ lôi cả những điệu bộ vỗ vuốt nhạy cảm, tiếng chửi thề ghê tai lên cả sân khấu… bạn không sợ công chúng cho là phản cảm ư?
Phi Anh: Tôi nghĩ đã làm cái gì phải làm cho tới. “Góc phố danh vọng” như nồi lẩu thập cẩm mà tôi đang ép khán giả phải ăn.
Với nổi lẩu đó, sẽ chẳng ai chối nổi khi họ được nếm trải nhiều tầng cảm xúc. Có lúc sảng khoái, nhẹ nhàng có những lúc ngộp thở, đến căng óc...
Như cảnh các cô hàng xóm nhảy xổng ra hô đi hô lại: “Lễ! Trao! Giải! Roxanne! Masquerade! Mẹ kiếp!” một cách dồn dập sẽ khiến khán giả cảm thấy ngộp thở…
Trong lời thoại của các nhân vật có chút “động chạm” nhưng chủ đích của tôi không phải để dạy đời hay định hướng thẩm mỹ. Tôi không đòi hỏi khán giả khi xem xong phải nhìn lại mình, người ta đến rạp cười và vỗ tay là đủ.
- Nhạc kịch là loại hình nghệ thuật mới và "kén" khán giả Việt Nam, việc níu giữ các diễn viên nghiệp dư sẽ chẳng dễ chút nào nhỉ?
Phi Anh: Ôi, tôi cứ phải liên tục đốc thúc, thủ thỉ, “đổi giọng” liên tục (cười)!
Cái níu giữ được mọi người chỉ là niềm vui thôi. Tôi cố gắng giữ được đam mê của các bạn, từ đầu đến cuối luôn đảm bảo các bạn được làm những gì mình thích.
Ngay cả nhân vật, kịch bản là một chuyện, khi thử vai, em phải cân đong đo đếm, đẽo gọt để vừa vặn với tính cách ngoài đời.
Mọi người đến đây đều với tâm thế thử nghiệm. “Góc phố danh vọng” không có vai diễn ngôi sao, và tôi không có một lời hứa hẹn nào cả.
Tìm "người lớn" tài tâm chịu... nhường
- Bạn thấy sao nếu sau bốn đêm diễn “Góc phố danh vọng”, dư luận và khán giả sẽ tung hô “Phi Anh là người đầu tiên giới thiệu loại hình nhạc kịch Việt Nam đương đại?”
Phi Anh: Hơi to tát! Chẳng đến mức ấy đâu...
- Ra mắt dự án sân khấu đầu tay mà được công chúng khen và "cháy vé" cũng đáng tự hào "vỗ ngực" lắm chứ?
Phi Anh: Phải nhiều ngày nữa tôi mới biết thực ra mình vui hay buồn. Hiện tại, tôi chỉ có tâm trạng... đờ đẫn sau mỗi đêm diễn. Và không biết đêm nay, đêm mai vở diễn sẽ như thế nào?
Nếu để "nhặt sạn," vẫn còn nhiều đoạn còn lê tha lê thê. Mặc dù, khán giả đón nhận và lịch sự nhưng phải sửa cho tử tế hơn.
- Ô này, bạn lại vừa nhắc tiếp hai từ “tử tế” đấy! Với nghệ thuật bây giờ “tử tế” là điều gì đó thật xa xỉ. Bạn nghĩ sao, sự tử tế đó sẽ như thế nào nhỉ?
Phi Anh: Trách nhiệm của người làm nghệ thuật không phải “đẻ trứng” liên tục mà đã làm phải làm tử tế. Khán giả phải cảm thấy mình được tôn trọng.
Anh mời công chúng ăn một bữa, họ không thích cái này thì phải có cái kia. Không thể bê một tác phẩm ra, quảng cáo ầm ĩ nhưng khán giả ngồi từ đầu đến cuối không thấy thích một cái gì.
Với “Góc phố danh vọng” cũng vậy, các diễn viên có thể diễn xuất chưa thật xuất sắc bù lại nhạc nghe phải đã. Hay giờ, chúng tôi chưa có nhiều tiền, sân khấu nhỏ, âm thanh ánh sáng còn hạn chế thì con người, các diễn viên phải hừng hực, máu lửa trên sân khấu.
Sự tử tế cũng còn ở giá tiền nữa. Đưa ra giá vé hai trăm nghìn, tôi cũng phải cân đong đo đếm để công chúng bỏ ra một họ phải được nhận hai, ba.
Nên ngay từ đầu tôi không hứa là Broadway để khán giả bị bất ngờ vì cái họ được xem nhiều hơn một đám trẻ con lao đao trên sân khấu. Mặc dù bản thân tôi cũng chưa thấy thỏa mãn.
- Bạn thấy sức sống sân khấu Việt Nam với công chúng hiện nay như thế nào?
Phi Anh: Vắng vẻ, đìu hiu, chẳng ai xem. Công chúng cứ phải nhịn đến cuối năm để đổ xô đi xem Táo Quân. Nhưng năm trước hay thì năm nay mới mua vé , mà năm nay không hay thì năm sau rất khó kéo khán giả đến rạp...
- Có ý kiến cho rằng làm nghệ thuật bản năng sẽ không đi được xa. Người nghệ sỹ chỉ cống hiến vì… thích sẽ là ích kỷ. Muốn đẩy nghệ thuật lên tầm chuyên nghiệp và có sức sống dài lâu nên chăng có sự tương tác giữa sự sáng tạo của lớp trẻ với bề dày kinh nghiệm của thế hệ nghệ sỹ tiền bối?
Phi Anh: Cũng còn tùy thế hệ tiền bối là ai? Họ phải tài năng và đủ cởi mở để đón nhận, lắng nghe lớp trẻ. Hiện tôi chưa tìm thấy những “người lớn” đó…
Như cá nhân tôi và “Góc phố danh vọng” khi tôi đưa các chi tiết quái dị vào, các thế hệ tiền bối đã có phản ứng “tại sao mày lại làm như thế này, phải thế này, thế kia chứ?” Trong khi bản thân tôi và các bạn thấy không có gì sai. Điều quan trọng là mình dám và có sự quyết tâm trong đó.
Chị biết đấy, người trẻ nếu giỏi thì lại hiếu thắng, tự kiêu. Họ luôn có một niềm tin rằng nghệ thuật sáng tạo thì không có giới hạn. Trong khi, người lớn nếu đủ tài lại không chịu nhường...
- Nhạc kịch không còn mới lạ với thế giới, cũng đến lúc những tác phẩm nhạc kịch “made in Việt Nam” được đến với số đông công chúng và xuất hiện thường xuyên trên các sân khấu lớn. Bạn và ê- kíp của mình đã sẵn sàng chưa?
Phi Anh: Tôi cũng không quan trọng vấn đề chuyên nghiệp đến thế, đơn giản tôi và các bạn ở đây đang làm một việc mình thích.
Thời điểm hiện tại tôi cũng chưa nghĩ ra con đường hay cách thức để đưa nhạc kịch ra một sân khấu lớn hơn, thường xuyên hơn và bán được vé.
Nếu có sự đồng lòng thì trước sự ủng hộ đến mức ấy, bọn em chắc chắn sẽ làm. Tất cả các bạn đều có năng khiếu và đam mê sân khấu rồi. Tôi chỉ là người khích lệ mà thôi…
- Nhưng sẽ không “tắt ngấm” ở đây chứ? Khán giả sẽ được thưởng thức những dự án nhạc kịch đương đại “Góc phố danh vọng” thứ hai, thứ ba…?
Phi Anh: Trong nghệ thuật, áp lực sẽ dễ giết chết giấc mơ. Tôi sẽ làm những gì mình thấy thích, không để chiều ai cả. Chỉ có niềm đam mê chân thật đó thôi.
Khi có một kịch bản khả thi và mọi điều kiện khách quan thuận lợi tôi sẽ làm tiếp. Hiện tôi cũng đang ấp ủ một số ý tưởng nhưng chưa thật rõ ràng. Nếu bắt tay vào làm nó phải mới, khác hẳn cái trước.
“Góc phố danh vọng” đề cập đến danh vọng, âm nhạc sôi động, đậm chất cổ tích, châm biếm thì cái sau phải dữ dội , kinh dị như giới tính, clip sex, bạo lực học đường trên nền nhạc đồng quê chẳng hạn.../.
Minh Minh (Vietnam+)