Một nghiên cứu công bố trên tập san Nhi khoa của Mỹ xuất bản ngày 11/10 cho biết trẻ sơ sinh bị vàng da có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ.
Nghiên cứu này đã phát hiện 67% trẻ sinh đủ tháng ở Đan Mạch từ năm 1994 đến 2004 bị vàng da có khả năng phát triển bệnh tự kỷ.
Thông thường, các hồng cầu thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn chất có sắc tố vàng, tên gọi là Bilirubin làm cho trẻ bị vàng da.
Nghiên cứu cho biết có tới 60% trẻ em chào đời mắc bệnh vàng da và tình trạng này sẽ tự biến mất trong tuần đầu tiên, nhưng nếu biểu hiện vàng da kéo dài hơn cộng thêm lượng sắc tố vàng tăng cao có thể gây ra những vấn đề liên quan đến quá trình phát triển về sau.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ cao hơn nếu chúng không phải là con so, hoặc chúng được sinh ra vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng Ba trong năm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự khác nhau về mùa có thể là nguyên nhân dẫn đến các mức độ ánh nắng ban ngày khác nhau, yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh vàng da, hoặc do bị nhiễm trùng.
Sự khác biệt về nguy cơ mắc chứng bệnh trên ở những trẻ đầu lòng và con dạ có thể là do mức độ các kháng thể khác nhau ở người mẹ trong qua trình mang thai, hoặc có thể phản ánh mức độ chăm sóc trẻ khác nhau trong những ngày đầu sau sinh.
Ở Đan Mạch, phụ nữ sau khi sinh con đầu lòng sẽ lưu lại bệnh viện từ 3-4 ngày để các bác sỹ chẩn đoán bệnh vàng da cho em bé./.
Nghiên cứu này đã phát hiện 67% trẻ sinh đủ tháng ở Đan Mạch từ năm 1994 đến 2004 bị vàng da có khả năng phát triển bệnh tự kỷ.
Thông thường, các hồng cầu thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn chất có sắc tố vàng, tên gọi là Bilirubin làm cho trẻ bị vàng da.
Nghiên cứu cho biết có tới 60% trẻ em chào đời mắc bệnh vàng da và tình trạng này sẽ tự biến mất trong tuần đầu tiên, nhưng nếu biểu hiện vàng da kéo dài hơn cộng thêm lượng sắc tố vàng tăng cao có thể gây ra những vấn đề liên quan đến quá trình phát triển về sau.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ cao hơn nếu chúng không phải là con so, hoặc chúng được sinh ra vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng Ba trong năm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự khác nhau về mùa có thể là nguyên nhân dẫn đến các mức độ ánh nắng ban ngày khác nhau, yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh vàng da, hoặc do bị nhiễm trùng.
Sự khác biệt về nguy cơ mắc chứng bệnh trên ở những trẻ đầu lòng và con dạ có thể là do mức độ các kháng thể khác nhau ở người mẹ trong qua trình mang thai, hoặc có thể phản ánh mức độ chăm sóc trẻ khác nhau trong những ngày đầu sau sinh.
Ở Đan Mạch, phụ nữ sau khi sinh con đầu lòng sẽ lưu lại bệnh viện từ 3-4 ngày để các bác sỹ chẩn đoán bệnh vàng da cho em bé./.
Anh Minh (Vietnam+)