Sáng 5/10, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt, bão Trung ương-Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 37/CĐ-TW đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống mưa lũ.
Hiện nay, bão số 6 đã đi vào phía Nam vịnh Bắc Bộ và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hồi 10 giờ ngày 5/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Nghệ An-Quảng Trị khoảng 160km về phía Đông Đông Bắc.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Đến 10 giờ ngày 6/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với đới gió đông bắc mạnh, nên vùng biển Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh.
Vùng ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7.
Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to.
Để chủ động các biện pháp phòng, chống mưa, lũ đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhà nước, nhân dân, các tỉnh ven biển từ Nghệ An đến Bình Thuận cần tiếp tục thực hiện nội dung Công điện số 36/CĐ-VPTW hồi 15 giờ 30 ngày 2/10/2011 của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn; theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn.
Các tỉnh cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa, thực hiện việc vận hành điều tiết đảm bảo an toàn cho công trình và giảm lũ cho hạ du; kiểm tra các công trình đê điều, hồ chứa nước, công trình đang thi công;
Sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để chủ động ứng phó, xử lý kịp thời các sự cố do mưa, lũ gây ra; duy trì lực lượng thường trực tìm kiếm cứu nạn để xử lý khi có yêu cầu;
Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ, chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng, chống lũ, nắm vững thông tin và báo cáo về Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn./.
Hiện nay, bão số 6 đã đi vào phía Nam vịnh Bắc Bộ và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hồi 10 giờ ngày 5/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Nghệ An-Quảng Trị khoảng 160km về phía Đông Đông Bắc.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Đến 10 giờ ngày 6/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với đới gió đông bắc mạnh, nên vùng biển Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh.
Vùng ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7.
Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to.
Để chủ động các biện pháp phòng, chống mưa, lũ đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhà nước, nhân dân, các tỉnh ven biển từ Nghệ An đến Bình Thuận cần tiếp tục thực hiện nội dung Công điện số 36/CĐ-VPTW hồi 15 giờ 30 ngày 2/10/2011 của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn; theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn.
Các tỉnh cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa, thực hiện việc vận hành điều tiết đảm bảo an toàn cho công trình và giảm lũ cho hạ du; kiểm tra các công trình đê điều, hồ chứa nước, công trình đang thi công;
Sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để chủ động ứng phó, xử lý kịp thời các sự cố do mưa, lũ gây ra; duy trì lực lượng thường trực tìm kiếm cứu nạn để xử lý khi có yêu cầu;
Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ, chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng, chống lũ, nắm vững thông tin và báo cáo về Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn./.
Lưu Thanh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)