Ngày 1/8, tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức triển lãm ảnh về nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nhân tưởng niệm 51 năm thảm họa da cam/dioxin ở Việt Nam.
Với chủ đề “Cùng nạn nhân chất độc da cam/dioxin vượt khó vươn lên,” triển lãm thể hiện những gương sáng trong học tập, lao động cũng như hành trình đấu tranh đòi công lý đã thuyết phục hàng triệu trái tim tiến bộ trên toàn thế giới.
Cùng ngày, tại Cung Văn hóa lao động đã diễn ra triển lãm ảnh chủ đề “Chất độc da cam/dioxin, nỗi đau không của riêng ai.” Triển lãm phản ánh những tác hại và hậu quả của chất độc da cam/dioxin đối với môi trường sống và con người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Đó là những đứa trẻ được sinh ra với hình hài không bình thường, những gia đình nạn nhân chất độc da cam khốn khổ vì nghèo đói và bệnh tật triền miên...
Theo Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thành phố Hồ Chí Minh, các hoạt động trong đợt cao điểm tưởng niệm 51 năm thảm họa chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, diễn ra từ ngày 1-12/8 tới, trong đó lễ míttinh kỷ niệm được tổ chức vào ngày 5/8 tới, với sự tham dự của 500 nạn nhân chất độc da cam/dioxin, đại diện cho hơn 20.000 nạn nhân của Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20.000 nạn nhân bị phơi nhiễm và bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, số nạn nhân hưởng trợ cấp hàng tháng gần 4.500 người, số còn lại đang cần những tấm lòng nhân ái của cộng đồng xã hội.
Trên cơ sở đó, Hội đã quyết tâm xây dựng Làng Cam tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh để nuôi dưỡng, điều trị, dạy nghề, phục hồi chức năng cho nạn nhân.
Dự kiến, Làng Cam sẽ được xây dựng vào quý 4 năm nay. Từ năm 2011 đến nay, Hội đã vận động được hơn 2,6 tỷ đồng để hỗ trợ xây nhà tình thương, trợ vốn, cấp học bổng, khám chữa bệnh, điều trị bệnh, vật lý trị liệu, phẫu thuật chỉnh hình… cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và gia đình của họ.
Ngoài ra, Quỹ “Trái tim người lính” của Cựu Chiến binh Mỹ ủng hộ 10.000 USD, Việt kiều Pháp ủng hộ trực tiếp 2.200 euro. Hội cũng đã tổ chức chuyến hành trình giao lưu tại Hàn Quốc cho 13 người./.
Với chủ đề “Cùng nạn nhân chất độc da cam/dioxin vượt khó vươn lên,” triển lãm thể hiện những gương sáng trong học tập, lao động cũng như hành trình đấu tranh đòi công lý đã thuyết phục hàng triệu trái tim tiến bộ trên toàn thế giới.
Cùng ngày, tại Cung Văn hóa lao động đã diễn ra triển lãm ảnh chủ đề “Chất độc da cam/dioxin, nỗi đau không của riêng ai.” Triển lãm phản ánh những tác hại và hậu quả của chất độc da cam/dioxin đối với môi trường sống và con người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Đó là những đứa trẻ được sinh ra với hình hài không bình thường, những gia đình nạn nhân chất độc da cam khốn khổ vì nghèo đói và bệnh tật triền miên...
Theo Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thành phố Hồ Chí Minh, các hoạt động trong đợt cao điểm tưởng niệm 51 năm thảm họa chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, diễn ra từ ngày 1-12/8 tới, trong đó lễ míttinh kỷ niệm được tổ chức vào ngày 5/8 tới, với sự tham dự của 500 nạn nhân chất độc da cam/dioxin, đại diện cho hơn 20.000 nạn nhân của Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20.000 nạn nhân bị phơi nhiễm và bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, số nạn nhân hưởng trợ cấp hàng tháng gần 4.500 người, số còn lại đang cần những tấm lòng nhân ái của cộng đồng xã hội.
Trên cơ sở đó, Hội đã quyết tâm xây dựng Làng Cam tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh để nuôi dưỡng, điều trị, dạy nghề, phục hồi chức năng cho nạn nhân.
Dự kiến, Làng Cam sẽ được xây dựng vào quý 4 năm nay. Từ năm 2011 đến nay, Hội đã vận động được hơn 2,6 tỷ đồng để hỗ trợ xây nhà tình thương, trợ vốn, cấp học bổng, khám chữa bệnh, điều trị bệnh, vật lý trị liệu, phẫu thuật chỉnh hình… cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và gia đình của họ.
Ngoài ra, Quỹ “Trái tim người lính” của Cựu Chiến binh Mỹ ủng hộ 10.000 USD, Việt kiều Pháp ủng hộ trực tiếp 2.200 euro. Hội cũng đã tổ chức chuyến hành trình giao lưu tại Hàn Quốc cho 13 người./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)