Ngày 15/8, tại thành phố Huế đã diễn ra lễ tưởng niệm và triển lãm ảnh nhân 113 năm ngày sinh của cựu Hoàng Duy Tân - một trong những vị vua yêu nước chống thực dân Pháp của triều Nguyễn.
Triển lãm ảnh lần này do chính người con trai thứ ba của Vua Duy Tân là ông Claude Vĩnh San (hay còn gọi là Hoàng tử Nguyễn Phước Bảo Vàng) thực hiện.
Triển lãm trưng bày 24 tấm panô chứa đựng những bức ảnh phản ánh nhiều sự kiện và biến cố trong cuộc đời của Vua Duy Tân, chia thành ba giai đoạn: Từ một vị vua, trở thành một người chống Pháp và bị đi đày, cuối cùng là cuộc đời của một người kháng chiến.
Theo ông Claude Vĩnh San, thông qua những hình ảnh này, ông muốn khẳng định mặc dù bị lưu đày nơi xứ người, nhưng với cựu Hoàng Duy Tân, Việt Nam luôn ở trong trái tim.
Triều đại của vua Duy Tân chỉ tồn tại trong khoảng từ năm 1907 đến 1916 nhưng chứa đầy các biến cố liên quan đến công cuộc giải phóng quê hương, đặc biệt là cuộc nổi dậy năm 1916 chống lại chính phủ bảo hộ Pháp. Năm đó, vị Hoàng đế trẻ tuổi đã bị bắt và bị đày sang đảo La Réunion.
Hoàng tử Vĩnh San (tức vua Duy Tân - sau khi bị lưu đày được gọi là Hoàng tử) bắt đầu cuộc sống mới. Tại đây ông tham gia Mặt trận bình dân Pháp.
Năm 1940, hưởng ứng lời kêu gọi của Tướng De Gaulle, ông tham gia kháng chiến chống sự đô hộ của phátxít Đức. Cuối năm 1945, ông mất trong một tai nạn máy bay tại Trung Phi.
Tháng 3/1987, di hài của ông đã được chuyển về an táng tại Huế./.
Triển lãm ảnh lần này do chính người con trai thứ ba của Vua Duy Tân là ông Claude Vĩnh San (hay còn gọi là Hoàng tử Nguyễn Phước Bảo Vàng) thực hiện.
Triển lãm trưng bày 24 tấm panô chứa đựng những bức ảnh phản ánh nhiều sự kiện và biến cố trong cuộc đời của Vua Duy Tân, chia thành ba giai đoạn: Từ một vị vua, trở thành một người chống Pháp và bị đi đày, cuối cùng là cuộc đời của một người kháng chiến.
Theo ông Claude Vĩnh San, thông qua những hình ảnh này, ông muốn khẳng định mặc dù bị lưu đày nơi xứ người, nhưng với cựu Hoàng Duy Tân, Việt Nam luôn ở trong trái tim.
Triều đại của vua Duy Tân chỉ tồn tại trong khoảng từ năm 1907 đến 1916 nhưng chứa đầy các biến cố liên quan đến công cuộc giải phóng quê hương, đặc biệt là cuộc nổi dậy năm 1916 chống lại chính phủ bảo hộ Pháp. Năm đó, vị Hoàng đế trẻ tuổi đã bị bắt và bị đày sang đảo La Réunion.
Hoàng tử Vĩnh San (tức vua Duy Tân - sau khi bị lưu đày được gọi là Hoàng tử) bắt đầu cuộc sống mới. Tại đây ông tham gia Mặt trận bình dân Pháp.
Năm 1940, hưởng ứng lời kêu gọi của Tướng De Gaulle, ông tham gia kháng chiến chống sự đô hộ của phátxít Đức. Cuối năm 1945, ông mất trong một tai nạn máy bay tại Trung Phi.
Tháng 3/1987, di hài của ông đã được chuyển về an táng tại Huế./.
Quốc Việt (TTXVN)