Sáng 26/9, tại Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật Đông Sơn đã chính thức khai mạc, thu hút đông đảo những người làm công tác mỹ thuật cũng như những ai quan tâm đến mỹ thuật, đặc biệt là mỹ thuật Đông Sơn.
Mỹ thuật Đông Sơn được coi là một thời kỳ huy hoàng nhất giai đoạn Tiền-Sơ sử Việt Nam. Nhiều học giả phương Tây đặc biệt quan tâm đến sáng tạo mỹ thuật của chủ nhân văn hóa Đông Sơn.
Năm 1968, Viện Khảo cổ học Việt Nam được thành lập, mỹ thuật Đông Sơn mới được chú trọng nghiên cứu có tính khoa học và hệ thống.
Khai giảng năm học mới 2011-2012, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội tổ chức Triển lãm Mỹ thuật Đông Sơn; giới thiệu những thành quả nghiên cứu của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á như một triển lãm chuyên đề về nghệ thuật Đông Sơn.
Triển lãm giới thiệu một số hiện vật sưu tầm được về thời Đông Sơn như sự hiện diện của con người từ thời xa xưa, những công cụ lao động, săn bắn của người Tiền sử... Đặc biệt, có rất nhiều bản dập về Trống đồng Đông Sơn được các nhà sưu tập giới thiệu. Đó là các bản dập Trống đồng Đông Sơn từ Thế kỷ I - Thế kỷ III trước Công Nguyên; có xuất xứ ở Tây Nguyên, miền núi Trung Bộ, Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Bộ... đang được lưu giữ tại California (Hoa Kỳ).
Có nhiều những bản dập mặt trống Đông Sơn, đồng thau, ở Thế kỷ I - Thế kỷ III trước Công Nguyên. Đây là loại mặt trống với hình mặt trời 12 cánh, có 2 vành trang trí chính: vành trong là hình người và chim cách điệu, có thể nhận thấy hình người đứng dạng chân, hai tay cầm những vật tương tự đầu lâu kẻ thù; vành ngoài là đàn chim mỏ dài trong tư thế bay; người và chim đều di chuyển ngược chiều kim đồng hồ.
Người xem cũng rất quan tâm đến bản dập hình Trống đồng Đông Sơn - loại điển hình cho dòng trống mang phong cách Đông Sơn nam, được phát hiện lần đầu tiên tại Tây Nam Thái Lan trong những năm 1960-1970, được trang trí với hình mặt trời 12 cánh, gồm hai vành hoa văn hình học bao bọc, vành người được hóa trang cách điệu và vành chim mỏ dài được thể hiện ở mặt ngoài.
Triển lãm cũng giới thiệu những sưu tập về loại trống Đông Sơn với hình mặt trời 10 cánh; với 4 chim mỏ dài trong tư thế bay. Người xem cũng rất chú ý đến những bản dập hoa văn thạp đồng Đông Sơn và cảm phục trước tài năng nghệ thuật của người xưa.
Triển lãm mỹ thuật Đông Sơn vừa là dịp công bố thành quả nghiên cứu của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á; đồng thời cũng là cơ hội để những ai quan tâm có điều kiện tìm hiểu sâu thêm về lịch sử dân tộc, trong đó có nền văn minh Đông Sơn- niềm tự hào của người Việt Nam./.
Mỹ thuật Đông Sơn được coi là một thời kỳ huy hoàng nhất giai đoạn Tiền-Sơ sử Việt Nam. Nhiều học giả phương Tây đặc biệt quan tâm đến sáng tạo mỹ thuật của chủ nhân văn hóa Đông Sơn.
Năm 1968, Viện Khảo cổ học Việt Nam được thành lập, mỹ thuật Đông Sơn mới được chú trọng nghiên cứu có tính khoa học và hệ thống.
Khai giảng năm học mới 2011-2012, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội tổ chức Triển lãm Mỹ thuật Đông Sơn; giới thiệu những thành quả nghiên cứu của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á như một triển lãm chuyên đề về nghệ thuật Đông Sơn.
Triển lãm giới thiệu một số hiện vật sưu tầm được về thời Đông Sơn như sự hiện diện của con người từ thời xa xưa, những công cụ lao động, săn bắn của người Tiền sử... Đặc biệt, có rất nhiều bản dập về Trống đồng Đông Sơn được các nhà sưu tập giới thiệu. Đó là các bản dập Trống đồng Đông Sơn từ Thế kỷ I - Thế kỷ III trước Công Nguyên; có xuất xứ ở Tây Nguyên, miền núi Trung Bộ, Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Bộ... đang được lưu giữ tại California (Hoa Kỳ).
Có nhiều những bản dập mặt trống Đông Sơn, đồng thau, ở Thế kỷ I - Thế kỷ III trước Công Nguyên. Đây là loại mặt trống với hình mặt trời 12 cánh, có 2 vành trang trí chính: vành trong là hình người và chim cách điệu, có thể nhận thấy hình người đứng dạng chân, hai tay cầm những vật tương tự đầu lâu kẻ thù; vành ngoài là đàn chim mỏ dài trong tư thế bay; người và chim đều di chuyển ngược chiều kim đồng hồ.
Người xem cũng rất quan tâm đến bản dập hình Trống đồng Đông Sơn - loại điển hình cho dòng trống mang phong cách Đông Sơn nam, được phát hiện lần đầu tiên tại Tây Nam Thái Lan trong những năm 1960-1970, được trang trí với hình mặt trời 12 cánh, gồm hai vành hoa văn hình học bao bọc, vành người được hóa trang cách điệu và vành chim mỏ dài được thể hiện ở mặt ngoài.
Triển lãm cũng giới thiệu những sưu tập về loại trống Đông Sơn với hình mặt trời 10 cánh; với 4 chim mỏ dài trong tư thế bay. Người xem cũng rất chú ý đến những bản dập hoa văn thạp đồng Đông Sơn và cảm phục trước tài năng nghệ thuật của người xưa.
Triển lãm mỹ thuật Đông Sơn vừa là dịp công bố thành quả nghiên cứu của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á; đồng thời cũng là cơ hội để những ai quan tâm có điều kiện tìm hiểu sâu thêm về lịch sử dân tộc, trong đó có nền văn minh Đông Sơn- niềm tự hào của người Việt Nam./.
Công Hải (TTXVN/Vietnam+)