Triển lãm làng nghề dân gian truyền thống đã khai mạc ngày 18/4, tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam với sự tham gia của 20 công ty, làng nghề đại diện 13 cộng đồng dân tộc Việt Nam là Khmer, Chăm, BaLa, Ê Đê, Tày, Nùng, Dao, Mường…
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Liên hoan văn hóa các dân tộc Việt Nam và nhân kỷ niệm 66 năm Bác Hồ viết thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam.
Triển lãm nhằm tôn vinh văn hóa làng nghề, góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam; đồng thời quảng bá giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch ở các vùng miền trong cả nước.
Triển lãm có 20 gian hàng trưng bày những sản phẩm độc đáo đến từ địa phương như Gốm sứ Bát Tràng; dát vàng bạc Quý kiêu kỳ, hàng thêu ren các làng nghề Hà Nội; chữ thư pháp, tranh đá quý Ánh Ngọc; tranh thêu Xuân Nguyệt…
Tại lễ khai mạc, bà Toán Thị Hương, Phó Ban tổ chức nhấn mạnh: Đây là dịp để đồng bào hiểu sâu hơn cuộc sống văn hóa các dân tộc, qua đó giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống và nét đẹp các làng nghề.
Anh Trần Tiến Hồng, Chù gian hàng bánh Pía (Sóc Trăng) phấn khởi nói, sản phẩm anh mang tới đây là đặc sản của dân tộc người Hoa quê anh, với mong muốn giới thiệu loại bánh đặc trưng này tới đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Tham dự Ngày hội là một niềm vui, hạnh phúc vì được giao lưu, học hỏi và tiếp thu nhiều nét đẹp văn hoá của các dân tộc khác và là dịp hiếm có để được đi thăm Thủ đô Hà Nội./.
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Liên hoan văn hóa các dân tộc Việt Nam và nhân kỷ niệm 66 năm Bác Hồ viết thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam.
Triển lãm nhằm tôn vinh văn hóa làng nghề, góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam; đồng thời quảng bá giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch ở các vùng miền trong cả nước.
Triển lãm có 20 gian hàng trưng bày những sản phẩm độc đáo đến từ địa phương như Gốm sứ Bát Tràng; dát vàng bạc Quý kiêu kỳ, hàng thêu ren các làng nghề Hà Nội; chữ thư pháp, tranh đá quý Ánh Ngọc; tranh thêu Xuân Nguyệt…
Tại lễ khai mạc, bà Toán Thị Hương, Phó Ban tổ chức nhấn mạnh: Đây là dịp để đồng bào hiểu sâu hơn cuộc sống văn hóa các dân tộc, qua đó giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống và nét đẹp các làng nghề.
Anh Trần Tiến Hồng, Chù gian hàng bánh Pía (Sóc Trăng) phấn khởi nói, sản phẩm anh mang tới đây là đặc sản của dân tộc người Hoa quê anh, với mong muốn giới thiệu loại bánh đặc trưng này tới đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Tham dự Ngày hội là một niềm vui, hạnh phúc vì được giao lưu, học hỏi và tiếp thu nhiều nét đẹp văn hoá của các dân tộc khác và là dịp hiếm có để được đi thăm Thủ đô Hà Nội./.
Trần Thu (TTXVN)