Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã chính thức khởi động việc tiếp nhận tặng phẩm trưng bày triển lãm “Những tấm lòng với Thăng Long-Hà Nội” từ tháng 6/2010. Đến nay, chương trình tiếp nhận tài liệu, hiện vật "Những tấm lòng với Thăng Long - Hà Nội" đã thực sự thành công khi tập hợp được nhiều quà tặng ý nghĩa mừng Thăng Long - Hà Nội nghìn năm tuổi.
Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức: Nhiều tổ chức, cá nhân đã hiến tặng cho Thủ đô những món quà thật ý nghĩa. Đó có thể là những món quà rất đỗi bình dị mà thiết thực qua chương trình tiếp nhận tài liệu, hiện vật "Những tấm lòng với Thăng Long - Hà Nội", tất cả đều chan chứa một tình yêu đối với Hà Nội-trái tim của cả nước.
Đó cũng là những tác phẩm đạt kỷ lục Việt Nam như công trình thủ công tinh hoa "Chiếu dời đô" của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, bức tranh thêu "Cội xưa" của Công ty TNHH Cội xưa, đôi rồng gốm sứ mô phỏng rồng thời Lý của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng…
Tính đến sát ngày Đại lễ, Ban tổ chức tiếp nhận tài liệu, hiện vật "Những tấm lòng với Thăng Long - Hà Nội" đã nhận được hơn 100 hiện vật của các tập thể, cá nhân đến từ 12 tỉnh, thành phố. Nhiều nhất là Hà Nội với 36 hiện vật, tiếp đến là các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Hải Dương, Ninh Thuận, Thanh Hóa, Phú Thọ...
Tiêu biểu có bức tượng thần Kim Quy bằng gỗ quý của bác Lương Đình Hinh (Sơn La); bức tranh "Đồng đỏ Đoan môn Hoàng thành" dài 2,8 mét, cao 1,8 mét của Hiệp hội làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình); bức tranh "Thiên tải nhất thì" bằng đồng dát vàng, dài 4,05 mét, rộng 2,3 mét của bác Nguyễn Duy An, trú tại đội 4, tổ 22, Yên Hòa, Cầu Giấy (Hà Nội)...
Được biết, Ban tổ chức mới nhận thêm một số tặng vật đáng quý như: Chuông đồng 4 tấn, 4 mặt khắc tứ trấn Thăng Long của Hiệp hội làng nghề Bắc Giang; mô hình Nhà lán Nà Lừa của tỉnh Tuyên Quang; tác phẩm thủ công mỹ nghệ "Rồng cuốn mây" bằng đá cao lanh của doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Hoa Thuận, Phú Xuyên (Hà Nội)...
Tại Trung tâm dạy nghề trẻ khuyết tật Quỳnh Hoa, xã Hữu Hòa, Thanh Trì (Hà Nội), các cháu khuyết tật đã miệt mài hàng tháng trời cắt từng mảnh giấy làm bức tranh giấy nghệ thuật có hình ảnh hai rồng thời Lý chầu vào biểu tượng Hà Nội để tặng Thủ đô. Tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt- Xô trong dịp Đại lễ, các cháu khuyết tật sẽ trình diễn các thao tác làm tranh giấy nghệ thuật, trong đó có các công đoạn làm bức tranh rồng.
Chủ nhân của chiếc bình gốm đặc biệt "Quốc bình Thăng Long" là anh Lý Ngọc Bạch, Giám đốc Công ty TNHH Cường Phát (Bình Dương). Anh đã suy nghĩ nhiều ngày về một món quà thật ý nghĩa dành tặng Thủ đô. Anh mời được những đôi bàn tay vàng trên khắp cả nước về Bình Dương để làm nên tác phẩm gốm sứ đặc sắc. Đó chính là tác phẩm "Quốc bình Thăng Long" nói lên ước nguyện: Thăng Long - Hà Nội cùng cả nước Việt Nam trường tồn trong thái bình, no ấm.
Những món quà từ tấm lòng sẽ được chính quyền và nhân dân Thủ đô ghi nhận và được trưng bày tại Cung Văn hóa Hữu nghị trong 10 ngày Đại lễ phục vụ khách tham quan.
Được biết, sau khi bế mạc tất cả những vật phẩm này sẽ được Ban tổ chức bàn giao cho Bảo tàng Hà Nội tiếp tục bảo quản, trưng bày./.
Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức: Nhiều tổ chức, cá nhân đã hiến tặng cho Thủ đô những món quà thật ý nghĩa. Đó có thể là những món quà rất đỗi bình dị mà thiết thực qua chương trình tiếp nhận tài liệu, hiện vật "Những tấm lòng với Thăng Long - Hà Nội", tất cả đều chan chứa một tình yêu đối với Hà Nội-trái tim của cả nước.
Đó cũng là những tác phẩm đạt kỷ lục Việt Nam như công trình thủ công tinh hoa "Chiếu dời đô" của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, bức tranh thêu "Cội xưa" của Công ty TNHH Cội xưa, đôi rồng gốm sứ mô phỏng rồng thời Lý của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng…
Tính đến sát ngày Đại lễ, Ban tổ chức tiếp nhận tài liệu, hiện vật "Những tấm lòng với Thăng Long - Hà Nội" đã nhận được hơn 100 hiện vật của các tập thể, cá nhân đến từ 12 tỉnh, thành phố. Nhiều nhất là Hà Nội với 36 hiện vật, tiếp đến là các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Hải Dương, Ninh Thuận, Thanh Hóa, Phú Thọ...
Tiêu biểu có bức tượng thần Kim Quy bằng gỗ quý của bác Lương Đình Hinh (Sơn La); bức tranh "Đồng đỏ Đoan môn Hoàng thành" dài 2,8 mét, cao 1,8 mét của Hiệp hội làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình); bức tranh "Thiên tải nhất thì" bằng đồng dát vàng, dài 4,05 mét, rộng 2,3 mét của bác Nguyễn Duy An, trú tại đội 4, tổ 22, Yên Hòa, Cầu Giấy (Hà Nội)...
Được biết, Ban tổ chức mới nhận thêm một số tặng vật đáng quý như: Chuông đồng 4 tấn, 4 mặt khắc tứ trấn Thăng Long của Hiệp hội làng nghề Bắc Giang; mô hình Nhà lán Nà Lừa của tỉnh Tuyên Quang; tác phẩm thủ công mỹ nghệ "Rồng cuốn mây" bằng đá cao lanh của doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Hoa Thuận, Phú Xuyên (Hà Nội)...
Tại Trung tâm dạy nghề trẻ khuyết tật Quỳnh Hoa, xã Hữu Hòa, Thanh Trì (Hà Nội), các cháu khuyết tật đã miệt mài hàng tháng trời cắt từng mảnh giấy làm bức tranh giấy nghệ thuật có hình ảnh hai rồng thời Lý chầu vào biểu tượng Hà Nội để tặng Thủ đô. Tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt- Xô trong dịp Đại lễ, các cháu khuyết tật sẽ trình diễn các thao tác làm tranh giấy nghệ thuật, trong đó có các công đoạn làm bức tranh rồng.
Chủ nhân của chiếc bình gốm đặc biệt "Quốc bình Thăng Long" là anh Lý Ngọc Bạch, Giám đốc Công ty TNHH Cường Phát (Bình Dương). Anh đã suy nghĩ nhiều ngày về một món quà thật ý nghĩa dành tặng Thủ đô. Anh mời được những đôi bàn tay vàng trên khắp cả nước về Bình Dương để làm nên tác phẩm gốm sứ đặc sắc. Đó chính là tác phẩm "Quốc bình Thăng Long" nói lên ước nguyện: Thăng Long - Hà Nội cùng cả nước Việt Nam trường tồn trong thái bình, no ấm.
Những món quà từ tấm lòng sẽ được chính quyền và nhân dân Thủ đô ghi nhận và được trưng bày tại Cung Văn hóa Hữu nghị trong 10 ngày Đại lễ phục vụ khách tham quan.
Được biết, sau khi bế mạc tất cả những vật phẩm này sẽ được Ban tổ chức bàn giao cho Bảo tàng Hà Nội tiếp tục bảo quản, trưng bày./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)