Cuộc triển lãm tranh thêu của nghệ nhân Lê Văn Kinh với chủ để Tâm Kinh mùa báo hiếu đã diễn ra vào chiều 28/8 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, 15A Lê Lợi, Huế nhân lễ Vu lan (rằm tháng Bảy Âm lịch).
Triển lãm trưng bày hơn 60 bức tranh thêu, do chính nghệ nhân Lê Văn Kinh thực hiện; trong đó nổi bật nhất là việc báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ với công lao trời biển khó đền nhân lễ Vu lan.
Dừng lại bên bức tranh thêu "Mẹ," chỉ phác hoạ một vài đường nét về hình dáng, nếp nhăn trên khuôn mặt mẹ, ngồi vá áo cho con, với những đường chỉ vàng nổi bật trên nền đen sâu thẳm, ông cho biết, tác phẩm lúc đầu thêu theo đơn đặt hàng của người bạn.
Khi đến nhận, bức tranh như đã nói hộ được tất cả, khắc họa đúng tính cách người mẹ, đã tảo tần nuôi con sớm hôm nên hai người bạn già đã ôm lấy nhau mà khóc. Sau này, phiên bản của bức tranh thêu "Mẹ" trở thành nổi tiếng, đã có nhiều người đến đặt mua.
Nghệ nhân Lê Văn Kinh sinh ra trong một gia đình có ông nội và cụ thân sinh làm nghề thêu, từng nhận thêu hoàng bào cho nhà vua dưới thời Khải Định, Bảo Đại, nên ngay từ nhỏ, ông đã thừa hưởng được tất cả sự khéo léo của đường kim, mũi chỉ từ bàn tay tài hoa của những người thợ trong gia đình.
Từ bấy đến nay, nghệ nhân thêu Lê Văn Kinh đã tự tay thêu hàng loạt bức tranh về những thắng cảnh của Huế như cảnh sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ với mong muốn giới thiệu cảnh đẹp của xứ Huế đến mọi người.
Năm 2011, ông được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietking) trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam cho bộ tranh thêu bài thơ "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác thiền sư, bằng nhiều thứ tiếng nhất (14 thứ tiếng), như: Anh, Pháp, Đức, Nga, Italy, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan và các quốc gia Phật giáo khác trên thế giới; mỗi bức được ông thêu một nét chữ, màu chỉ khác nhau.
Nghệ nhân Lê Văn Kinh hiện là chủ cửa hiệu thêu Đức Thành ở 82 Phan Đăng Lưu, thành phố Huế. Ông tâm niệm, sống ở đời cần một chữ "Đức" vì vậy mới có tên cửa hiệu như bây giờ. Từ năm 1958-1975, ông vừa làm thợ vừa quản lý hiệu thêu Đức Thành.
Sau năm 1975, ông tham gia vào ngành công thương nghiệp của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) và được cử làm tổ trưởng Tổ thêu xuất khẩu, sau đó làm Chủ nhiệm hợp tác xã thêu gia công xuất khẩu Phú Hòa, thành phố Huế, chính ông cũng là người góp công đào tạo hơn 10 vạn thợ cho nghề thêu lúc bấy giờ.
Ông được phong nghệ nhân dân gian vào tháng 4/2003./.
Triển lãm trưng bày hơn 60 bức tranh thêu, do chính nghệ nhân Lê Văn Kinh thực hiện; trong đó nổi bật nhất là việc báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ với công lao trời biển khó đền nhân lễ Vu lan.
Dừng lại bên bức tranh thêu "Mẹ," chỉ phác hoạ một vài đường nét về hình dáng, nếp nhăn trên khuôn mặt mẹ, ngồi vá áo cho con, với những đường chỉ vàng nổi bật trên nền đen sâu thẳm, ông cho biết, tác phẩm lúc đầu thêu theo đơn đặt hàng của người bạn.
Khi đến nhận, bức tranh như đã nói hộ được tất cả, khắc họa đúng tính cách người mẹ, đã tảo tần nuôi con sớm hôm nên hai người bạn già đã ôm lấy nhau mà khóc. Sau này, phiên bản của bức tranh thêu "Mẹ" trở thành nổi tiếng, đã có nhiều người đến đặt mua.
Nghệ nhân Lê Văn Kinh sinh ra trong một gia đình có ông nội và cụ thân sinh làm nghề thêu, từng nhận thêu hoàng bào cho nhà vua dưới thời Khải Định, Bảo Đại, nên ngay từ nhỏ, ông đã thừa hưởng được tất cả sự khéo léo của đường kim, mũi chỉ từ bàn tay tài hoa của những người thợ trong gia đình.
Từ bấy đến nay, nghệ nhân thêu Lê Văn Kinh đã tự tay thêu hàng loạt bức tranh về những thắng cảnh của Huế như cảnh sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ với mong muốn giới thiệu cảnh đẹp của xứ Huế đến mọi người.
Năm 2011, ông được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietking) trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam cho bộ tranh thêu bài thơ "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác thiền sư, bằng nhiều thứ tiếng nhất (14 thứ tiếng), như: Anh, Pháp, Đức, Nga, Italy, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan và các quốc gia Phật giáo khác trên thế giới; mỗi bức được ông thêu một nét chữ, màu chỉ khác nhau.
Nghệ nhân Lê Văn Kinh hiện là chủ cửa hiệu thêu Đức Thành ở 82 Phan Đăng Lưu, thành phố Huế. Ông tâm niệm, sống ở đời cần một chữ "Đức" vì vậy mới có tên cửa hiệu như bây giờ. Từ năm 1958-1975, ông vừa làm thợ vừa quản lý hiệu thêu Đức Thành.
Sau năm 1975, ông tham gia vào ngành công thương nghiệp của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) và được cử làm tổ trưởng Tổ thêu xuất khẩu, sau đó làm Chủ nhiệm hợp tác xã thêu gia công xuất khẩu Phú Hòa, thành phố Huế, chính ông cũng là người góp công đào tạo hơn 10 vạn thợ cho nghề thêu lúc bấy giờ.
Ông được phong nghệ nhân dân gian vào tháng 4/2003./.
Quốc Việt (TTXVN)