Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, ngày 7/1 đưa tin các quan chức cấp cao Triều Tiên đã hối thúc Hàn Quốc sớm từ bỏ chính sách đối đầu và chấp thuận đề xuất đối thoại liên Triều vô điều kiện mà phía Triều Tiên đưa ra ngày 5/1 vừa qua.
Phó Thủ tướng Triều Tiên Kang Nung Su cho rằng đề xuất trên là "kịp thời và hợp lý" trong bối cảnh tình hình trên bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng và toàn dân tộc mong muốn hòa bình và thống nhất.
Theo ông Kang Nung Su, quan hệ hai miền đang đứng trước sự lựa chọn quan trọng giữa chiến tranh và hòa bình. Sẽ không thể thống nhất dân tộc, thậm chí có nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân, nếu đưa ra sự lựa chọn sai lầm. Tất cả các vấn đề quan trọng liên quan tới bán đảo Triều Tiên chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại và thương lượng.
Ông Kang Nung Su nhấn mạnh sự phát triển của quan hệ hai miền phụ thuộc vào phản ứng của chính quyền Hàn Quốc đối với đề xuất của phía Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Hàn Quốc từ bỏ chính sách đối đầu và chấm dứt việc ngăn cản hợp tác cũng như liên lạc giữa các tổ chức dân sự hai miền.
Lời kêu gọi trên được đưa ra sau khi chính phủ, các đảng chính trị và tổ chức xã hội ở Triều Tiên cùng ra tuyên bố đề xuất tiến hành đối thoại vô điều kiện với nhà chức trách Hàn Quốc nhằm gạt bỏ sự hiểu nhầm và thiếu tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới hòa bình và thịnh vượng.
Cùng ngày 7/1, Triều Tiên đã đề nghị Indonesia giúp thúc đẩy tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Tại cuộc gặp Chủ tịch Hội đồng hiệp thương nhân dân Indonesia (MPR) Taufiq Kiemas ở Jakarta, Đại sứ Triều Tiên tại Indonesia Jong Chun Gun bày tỏ hy vọng Indonesia có thể đóng góp vào việc tăng cường hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cho rằng cần chấm dứt ngay lập tức cuộc xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên vì xung đột có thể ảnh hưởng tới các nước châu Á, bao gồm cả Indonesia.
Đáp lại đề nghị của Triều Tiên, ông Taufiq cho biết Indonesia sẽ tiếp tục đóng vai trò giúp kiến tạo hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Trong một diễn biến liên quan, đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Bosworth ngày 7/1 đã có cuộc thảo luận với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kenichiro Sasae tại Tokyo về tình hình bán đảo Triều Tiên.
Phát biểu với báo giới, ông Bosworth cho biết hai bên đã có "cuộc thảo luận hữu ích" và thỏa thuận cùng thúc đẩy các nỗ lực nhằm giải quyết những vấn đề trên bán đảo Triều Tiên. Hai bên cũng thảo luận việc nối lại đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Nhật Bản là chặng dừng chân cuối cùng của ông Bosworth trong chuyến công du ba nước Đông Bắc Á, bao gồm cả Hàn Quốc và Trung Quốc, nhằm tìm giải pháp làm dịu tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, ngày 7/1, quân đội Hàn Quốc đã hạ một bậc mức cảnh báo giám sát đối với Triều Tiên dựa trên những thông tin tình báo nói rằng phía Triều Tiên đã dỡ bỏ lệnh cảnh báo đặc biệt đối với các vùng biên giới trên Hoàng Hải, vốn được đưa ra từ tháng 11/2010 khi Hàn Quốc tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn.
Trước đó, Bộ Tư lệnh các lực lượng hỗn hợp Hàn-Mỹ cũng đã hạ mức độ cảnh báo từ mức 2 xuống mức 3./.
Phó Thủ tướng Triều Tiên Kang Nung Su cho rằng đề xuất trên là "kịp thời và hợp lý" trong bối cảnh tình hình trên bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng và toàn dân tộc mong muốn hòa bình và thống nhất.
Theo ông Kang Nung Su, quan hệ hai miền đang đứng trước sự lựa chọn quan trọng giữa chiến tranh và hòa bình. Sẽ không thể thống nhất dân tộc, thậm chí có nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân, nếu đưa ra sự lựa chọn sai lầm. Tất cả các vấn đề quan trọng liên quan tới bán đảo Triều Tiên chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại và thương lượng.
Ông Kang Nung Su nhấn mạnh sự phát triển của quan hệ hai miền phụ thuộc vào phản ứng của chính quyền Hàn Quốc đối với đề xuất của phía Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Hàn Quốc từ bỏ chính sách đối đầu và chấm dứt việc ngăn cản hợp tác cũng như liên lạc giữa các tổ chức dân sự hai miền.
Lời kêu gọi trên được đưa ra sau khi chính phủ, các đảng chính trị và tổ chức xã hội ở Triều Tiên cùng ra tuyên bố đề xuất tiến hành đối thoại vô điều kiện với nhà chức trách Hàn Quốc nhằm gạt bỏ sự hiểu nhầm và thiếu tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới hòa bình và thịnh vượng.
Cùng ngày 7/1, Triều Tiên đã đề nghị Indonesia giúp thúc đẩy tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Tại cuộc gặp Chủ tịch Hội đồng hiệp thương nhân dân Indonesia (MPR) Taufiq Kiemas ở Jakarta, Đại sứ Triều Tiên tại Indonesia Jong Chun Gun bày tỏ hy vọng Indonesia có thể đóng góp vào việc tăng cường hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cho rằng cần chấm dứt ngay lập tức cuộc xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên vì xung đột có thể ảnh hưởng tới các nước châu Á, bao gồm cả Indonesia.
Đáp lại đề nghị của Triều Tiên, ông Taufiq cho biết Indonesia sẽ tiếp tục đóng vai trò giúp kiến tạo hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Trong một diễn biến liên quan, đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Bosworth ngày 7/1 đã có cuộc thảo luận với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kenichiro Sasae tại Tokyo về tình hình bán đảo Triều Tiên.
Phát biểu với báo giới, ông Bosworth cho biết hai bên đã có "cuộc thảo luận hữu ích" và thỏa thuận cùng thúc đẩy các nỗ lực nhằm giải quyết những vấn đề trên bán đảo Triều Tiên. Hai bên cũng thảo luận việc nối lại đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Nhật Bản là chặng dừng chân cuối cùng của ông Bosworth trong chuyến công du ba nước Đông Bắc Á, bao gồm cả Hàn Quốc và Trung Quốc, nhằm tìm giải pháp làm dịu tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, ngày 7/1, quân đội Hàn Quốc đã hạ một bậc mức cảnh báo giám sát đối với Triều Tiên dựa trên những thông tin tình báo nói rằng phía Triều Tiên đã dỡ bỏ lệnh cảnh báo đặc biệt đối với các vùng biên giới trên Hoàng Hải, vốn được đưa ra từ tháng 11/2010 khi Hàn Quốc tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn.
Trước đó, Bộ Tư lệnh các lực lượng hỗn hợp Hàn-Mỹ cũng đã hạ mức độ cảnh báo từ mức 2 xuống mức 3./.
(TTXVN/Vietnam+)