Theo Tân Hoa xã, ngày 9/1 Triều Tiên lại thúc giục Hàn Quốc có phản ứng một cách "tích cực" đối với đề xuất nối lại đối thoại liên Triều của Bình Nhưỡng.
Triều Tiên cũng đồng thời nêu rõ rằng đề xuất này là "một biện pháp mang tính quyết định để vượt qua khó khăn hiện nay và mở ra một giai đoạn mới cho việc tái thống nhất" bán đảo Triều Tiên.
Theo Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Triều Tiên Kim Yong Jin, để đảm bảo hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, hai bên phải nỗ lực hơn nữa nhằm thay đổi "sự ngờ vực và đối đầu" để "xây dựng sự tin cậy và hòa giải," nhấn mạnh đối thoại là cách thức duy nhất để đạt được mục tiêu này.
Trong khi đó, Trưởng ban thư ký Ủy ban trung ương Mặt trận thống nhất dân chủ Triều Tiên Kim Wan Su nói rằng bán đảo Triều Tiên vẫn bên bờ vực chiến tranh và đối thoại giữa hai bên là vấn đề cấp bách không thể trì hoãn.
Ông nhấn mạnh rằng hiện hai bên cần phải nối lại đối thoại mà không cần có điều kiện tiên quyết, bởi đối thoại là biện pháp duy nhất để xoa dịu căng thẳng, cải thiện quan hệ liên Triều và mở đường cho việc tái thống nhất.
Trước đó, ngày 5/1, Chính phủ Triều Tiên, các chính đảng và các tổ chức xã hội của nước này đã ra thông cáo chung đề nghị Hàn Quốc đàm phán để thảo luận các biện pháp nhằm loại bỏ sự hiểu lầm, thiếu tin tưởng cũng như thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng./.
Triều Tiên cũng đồng thời nêu rõ rằng đề xuất này là "một biện pháp mang tính quyết định để vượt qua khó khăn hiện nay và mở ra một giai đoạn mới cho việc tái thống nhất" bán đảo Triều Tiên.
Theo Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Triều Tiên Kim Yong Jin, để đảm bảo hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, hai bên phải nỗ lực hơn nữa nhằm thay đổi "sự ngờ vực và đối đầu" để "xây dựng sự tin cậy và hòa giải," nhấn mạnh đối thoại là cách thức duy nhất để đạt được mục tiêu này.
Trong khi đó, Trưởng ban thư ký Ủy ban trung ương Mặt trận thống nhất dân chủ Triều Tiên Kim Wan Su nói rằng bán đảo Triều Tiên vẫn bên bờ vực chiến tranh và đối thoại giữa hai bên là vấn đề cấp bách không thể trì hoãn.
Ông nhấn mạnh rằng hiện hai bên cần phải nối lại đối thoại mà không cần có điều kiện tiên quyết, bởi đối thoại là biện pháp duy nhất để xoa dịu căng thẳng, cải thiện quan hệ liên Triều và mở đường cho việc tái thống nhất.
Trước đó, ngày 5/1, Chính phủ Triều Tiên, các chính đảng và các tổ chức xã hội của nước này đã ra thông cáo chung đề nghị Hàn Quốc đàm phán để thảo luận các biện pháp nhằm loại bỏ sự hiểu lầm, thiếu tin tưởng cũng như thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng./.
(TTXVN/Vietnam+)