Triều Tiên thực thi biện pháp khẩn cấp khống chế dịch tả lợn châu Phi

Tờ Rodong Sinmun cảnh báo nếu để dịch có tốc độ lây lan nhanh như dịch tả lợn châu Phi lan rộng, các trang trại chăn nuôi sẽ phải giết và tiêu hủy gia súc.
Triều Tiên thực thi biện pháp khẩn cấp khống chế dịch tả lợn châu Phi ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 12/6 đưa tin nước này đang tiến hành các biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi.

Theo báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, các cơ quan chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh khẩn cấp trên phạm vi cả nước như khử trùng các trại chăn nuôi, cấm phân phối các sản phẩm thịt lợn.

Tờ Rodong Sinmun cảnh báo nếu để dịch có tốc độ lây lan nhanh như dịch tả lợn châu Phi lan rộng, các trang trại chăn nuôi sẽ phải giết và tiêu hủy gia súc.

[Hàn Quốc ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan từ Triều Tiên]

Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do virus ASFV gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn. Bệnh lây truyền qua các đàn lợn thông qua việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh.

Hàn Quốc đã bày tỏ quan ngại khả năng dịch này có thể lây qua biên giới, đồng thời đề nghị trợ giúp Triều Tiên khống chế dịch. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn chưa trả lời đề nghị này.

Hiện dịch tả lợn châu Phi cũng đang bùng phát ở một số quốc gia châu Á, trong đó có Trung Quốc và Mông Cổ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch tả lợn châu Phi có tác nhân gây bệnh là virus nhưng khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn.

Kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.