Trình phương án phục dựng hạng mục chùa Trăm Gian

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội vừa trình phương án phục dựng các hạng mục chùa Trăm Gian lên Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Theo phương án này, gác Khánh tại chùa Trăm Gian, huyện Chương Mỹ cần phục dựng theo đúng nguyên mẫu kiến trúc trước khi bị hạ giải; còn nhà Tổ được đề xuất giữ lại khung gỗ đã làm và lắp dựng hoàn thiện, các thành phần khác phải được điều chỉnh, nghiên cứu, phục dựng theo tư liệu cũ. Bậc thềm phía trước Tiền đường được đề xuất xử lý theo hướng sử dụng lại các bậc đá đã bị dỡ ra hiện còn.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội vừa trình phương án phục dựng các hạng mục chùa Trăm Gian lên Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Theo phương án này, gác Khánh tại chùa Trăm Gian, huyện Chương Mỹ cần phục dựng theo đúng nguyên mẫu kiến trúc trước khi bị hạ giải; còn nhà Tổ được đề xuất giữ lại khung gỗ đã làm và lắp dựng hoàn thiện, các thành phần khác phải được điều chỉnh, nghiên cứu, phục dựng theo tư liệu cũ. Bậc thềm phía trước Tiền đường được đề xuất xử lý theo hướng sử dụng lại các bậc đá đã bị dỡ ra hiện còn.

Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, việc phục dựng gác Khánh hoàn toàn có sở khoa học. Công trình phục dựng sẽ kết hợp cả các cấu kiện cũ còn tốt với việc tu bổ các cấu kiện hư hỏng nhẹ và các cấu kiện mới thay thế được phục chế theo đúng nguyên mẫu cũ.

Các chân tảng đá, ngói lợp sẽ tận dụng tối đa các thành phần cũ hiện còn, phần thiếu sẽ thay thế bằng các sản phẩm phục chế theo đúng nguyên mẫu cũ. Các phần trang trí trên mái sẽ căn cứ hồ sơ ảnh cũ để phục dựng.

[Vụ chùa Trăm Gian: Kiểm điểm Sở VH-TT&DL Hà Nội]


Đối với hạng mục nhà Tổ, do đây công trình cũ trước khi bị tháo dỡ là dạng kiến trúc đơn giản, không có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật, không hài hòa và ăn nhập với kiến trúc của các hạng mục khác của tổng thể di tích chùa Trăm Gian. Các cấu kiện còn lại hầu như đã bị hư hỏng hoàn toàn.

Ngoài việc giữ lại hệ khung gỗ đã làm và lắp dựng hoàn thiện, các thành phần khác như nền, chân tảng, các bệ thờ và toàn bộ phần mái bao gồm cả ngói và phần trang trí trên mái phải được điều chỉnh, nghiên cứu và phục dựng lại theo tư liệu cũ để đảm bảo sự tương đồng với các hạng mục khác của tổng thể di tích.

Bậc thềm phía trước Tiền đường sẽ được xử lý theo hướng sử dụng lại các bậc đá đã bị dỡ ra hiện còn, tu bổ lại toàn bộ kiến trúc này đảm bảo sự tương đồng, bảo tồn các thành phần cũ trong đó có những rồng đá thành bậc rất quý hiếm, đồng thời cũng đảm bảo thuận tiện, an toàn cho việc đi lại./.

Đinh Thị Thuận (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục