Bất chấp lời kêu gọi của Mỹ sớm ký kết hiệp định an ninh song phương, trong đó có điều khoản về sự hiện diện của binh sĩ Mỹ tại Afghanistan sau lộ trình rút quân vào cuối năm 2014, ngày 2/10, mâu thuẫn lại một lần nữa bùng phát giữa Kabul và Washington do những tranh cãi về quyền hạn của quân nhân Mỹ nếu được phép ở lại quốc gia Tây Nam Á này.
Phát biểu với báo giới tại Kabul, ông Aimal Faizi, người phát ngôn Phủ tổng thống Afghanistan, cho biết sau một thời gian bế tắc, bất chấp sức ép của Mỹ muốn hoàn tất hiệp định vào cuối tháng 10 này, Tổng thống Hamid Karzai đã quyết định trực tiếp chỉ đạo tiến trình đàm phán về hiệp định an ninh song phương giữa Mỹ và Afghanistan. Phía Mỹ có kế hoạch đến cuối năm 2014 sẽ rút phần lớn trong tổng số 57.000 quân hiện còn đóng tại Afghanistan và sẽ giữ lại khoảng 10.000 quân và một số căn cứ quân sự.
Tuy nhiên, khả năng ký được hiệp định vào cuối tháng này đang gặp trở ngại do yêu sách của Mỹ đòi cho phép số lính Mỹ ở lại Afghanistan sau năm 2014 được quyền tự do tiến hành các chiến dịch quân sự trên khắp lãnh thổ Afghanistan, trong đó có các cuộc đột kích vào ban đêm và lùng sục nhà của người bản xứ. Lý do Mỹ đưa ra là để tiếp tục truy lùng và tiêu diệt các tay súng của tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda.
Theo người phát ngôn phủ tổng thống Afghanistan, yêu sách này của phía Mỹ là "không thể chấp nhận được" đối với một quốc gia có chủ quyền. Trong hiệp định an ninh song phương, hai bên cũng chưa thống nhất được với nhau về khái niệm thế nào là một cuộc tấn công mà trong đó binh lính Mỹ sẽ được quyền hành động. Người phát ngôn trên cho biết, với quan hệ là những đối tác chiến lược, Mỹ và Afghanistan cần bảo vệ lẫn nhau, nhưng trước hết hai bên cần phải làm rõ các quan điểm.
Cũng theo ông Faizi, Tổng thống Karzai không muốn nhanh chóng ký hiệp định an ninh với Mỹ trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan vào tháng Tư năm tới, vì bản thân ông Karzai "không muốn chịu trách nhiệm trước lịch sử Afghanistan trong trường hợp hiệp định an ninh song phương không diễn ra theo ý muốn."
[My-hy-vong-som-ky-hiep-dinh-an-ninh-voi-Afghanistan]
Trước đó, ngày 30/9, phát biểu trước các binh sĩ Mỹ đang tham gia cuộc diễn tập bắn đạn thật tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bày tỏ hy vọng sớm ký với Afghanistan một hiệp định an ninh song phương, trong đó có sự hiện diện quân sự của Mỹ sau lộ trình rút quân vào cuối năm 2014.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết bất chấp tuyên bố "không nên vội vã" của Tổng thống Karzai, Mỹ vẫn hy vọng vào thời điểm cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11/2013, hai nước sẽ hoàn tất các cuộc thương lượng và ký kết hiệp định về tương lai hiện diện quân sự của Mỹ tại quốc gia Tây Nam Á này./.
Phát biểu với báo giới tại Kabul, ông Aimal Faizi, người phát ngôn Phủ tổng thống Afghanistan, cho biết sau một thời gian bế tắc, bất chấp sức ép của Mỹ muốn hoàn tất hiệp định vào cuối tháng 10 này, Tổng thống Hamid Karzai đã quyết định trực tiếp chỉ đạo tiến trình đàm phán về hiệp định an ninh song phương giữa Mỹ và Afghanistan. Phía Mỹ có kế hoạch đến cuối năm 2014 sẽ rút phần lớn trong tổng số 57.000 quân hiện còn đóng tại Afghanistan và sẽ giữ lại khoảng 10.000 quân và một số căn cứ quân sự.
Tuy nhiên, khả năng ký được hiệp định vào cuối tháng này đang gặp trở ngại do yêu sách của Mỹ đòi cho phép số lính Mỹ ở lại Afghanistan sau năm 2014 được quyền tự do tiến hành các chiến dịch quân sự trên khắp lãnh thổ Afghanistan, trong đó có các cuộc đột kích vào ban đêm và lùng sục nhà của người bản xứ. Lý do Mỹ đưa ra là để tiếp tục truy lùng và tiêu diệt các tay súng của tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda.
Theo người phát ngôn phủ tổng thống Afghanistan, yêu sách này của phía Mỹ là "không thể chấp nhận được" đối với một quốc gia có chủ quyền. Trong hiệp định an ninh song phương, hai bên cũng chưa thống nhất được với nhau về khái niệm thế nào là một cuộc tấn công mà trong đó binh lính Mỹ sẽ được quyền hành động. Người phát ngôn trên cho biết, với quan hệ là những đối tác chiến lược, Mỹ và Afghanistan cần bảo vệ lẫn nhau, nhưng trước hết hai bên cần phải làm rõ các quan điểm.
Cũng theo ông Faizi, Tổng thống Karzai không muốn nhanh chóng ký hiệp định an ninh với Mỹ trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan vào tháng Tư năm tới, vì bản thân ông Karzai "không muốn chịu trách nhiệm trước lịch sử Afghanistan trong trường hợp hiệp định an ninh song phương không diễn ra theo ý muốn."
[My-hy-vong-som-ky-hiep-dinh-an-ninh-voi-Afghanistan]
Trước đó, ngày 30/9, phát biểu trước các binh sĩ Mỹ đang tham gia cuộc diễn tập bắn đạn thật tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bày tỏ hy vọng sớm ký với Afghanistan một hiệp định an ninh song phương, trong đó có sự hiện diện quân sự của Mỹ sau lộ trình rút quân vào cuối năm 2014.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết bất chấp tuyên bố "không nên vội vã" của Tổng thống Karzai, Mỹ vẫn hy vọng vào thời điểm cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11/2013, hai nước sẽ hoàn tất các cuộc thương lượng và ký kết hiệp định về tương lai hiện diện quân sự của Mỹ tại quốc gia Tây Nam Á này./.
(TTXVN)