Ngày 10/2 âm lịch vừa qua, tại đình làng thờ Thành hoàng làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa lại diễn ra lễ hội trò Xuân Phả.
Năm điệu múa cổ đặc sắc độc đáo, duy nhất chỉ có ở xã Xuân Trường có tên "Ngũ quốc lân bang đồ tiến cống" gồm các trò Hoa Lang, Ai Lao, Tú Huần, Chiêm Thành và Ngô Quốc đã được trình diễn tại lễ hội.
Một trong di sản văn hóa quý
Trò Xuân Phả là một trong ba di sản văn hóa, văn nghệ quý ở xứ Thanh (gồm tổ khúc hò sông Mã, tổ khúc dân ca Đông Anh và trò Xuân Phả). Nếu hò sông Mã hay dân ca Đông Anh thể hiện lối sinh hoạt thường ngày của nhân dân thì trò Xuân Phả thể hiện lối sinh hoạt cung đình, mang đậm tính chất ngoại giao...
Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu quy mô nào, nhưng một số nhà văn hóa dân gian khi tìm hiểu về các điệu múa trong trò Xuân Phả đều khẳng định đây là những điệu múa mang tính liên tục, như một vở diễn có năm lớp tương đương với năm trò diễn và đậm chất của người Việt cổ.
Truyền thuyết kể rằng, vào thời Vua Lê, đất nước có giặc ngoại xâm, nhà Vua cho sứ giả đi khắp nơi cầu bách linh, bách tính và hiền tài cùng nhau đứng lên đánh giặc cứu nước.
Khi quan quân đi đến bờ sông Chu, gần làng Xuân Phả thì gặp giông tố phải trú lại. Đến đêm, thần Thành hoàng làng Xuân Phả báo mộng về cách đánh giặc, nhà Vua làm theo quả nhiên thắng trận.
Đất nước trở lại thanh bình, nhà Vua mở hội mừng công. Trong ngày hội, các nước lân bang đã đến dự hội, vừa tỏ lòng khâm phục Vua nước Đại Việt, vừa tỏ mối giao bang hòa hảo.
Đặc biệt, các nước chư hầu, các bộ tộc đã mang theo đến hội nhiều điệu múa, hát đặc sắc của dân tộc mình.
Người dẫn đầu đoàn trò vào múa hát có mang theo một biển gỗ sơn son thiếp vàng giới thiệu về quốc gia, dân tộc mình như "Chiêm Thành đồ tiến cống," "Ai Lao đồ tiến cống" hoặc "Hoa Lang đồ tiến cống"...
Để tỏ lòng biết ơn Thành hoàng làng Xuân Phả, Nhà Vua đã ban thưởng những điệu múa hát hay nhất, đẹp nhất cho dân làng. Đó chính là các điệu Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc, Hoa Lang và Lục Hồn Nhung (còn gọi là Tú Huần).
Từ đời này qua đời khác, người dân làng Xuân Phả vẫn tổ chức lễ hội trò Xuân Phả vào các ngày 10, 11/2 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ công đức của Thành hoàng làng.
Múa Xuân Phả vui nhộn, hấp dẫn
Múa Xuân Phả, có năm trò thì có tới ba trò, các nhân vật tham gia các điệu múa trong trò diễn phải đeo mặt nạ (gồm Chiêm Thành, Hoa Lang và Tú Huần) và các trò diễn hầu như đều do nam giới đảm nhiệm.
Các nhân vật tham gia trò diễn ăn mặc sặc sỡ, với màu chủ đạo là màu đỏ, màu xanh và màu vàng. Nhạc cụ dùng trong các trò múa Xuân Phả là những chiếc trống, thanh la, mõ hoặc xênh tre... tạo thành những âm thanh hết sức vui nhộn. Những điệu múa, điệu nhảy của các nhân vật tham gia trong từng trò diễn đã khiến người xem có một cảm giác hết sức rộn ràng, đứng ngồi không yên.
Trò múa Xuân Phả đã từng đại diện cho văn hóa dân gian xứ Thanh tham gia trong các sự kiện quan trọng của tỉnh, của đất nước như Festival Huế, lễ hội Lam Kinh, lễ hội chào thiên niên kỷ mới (2000)...
Ngoài những nghệ nhân cao tuổi biết và hiểu sâu về trò Xuân Phả, ở Xuân Trường hôm nay còn một "lớp trò" rất trẻ, yêu và đam mê các điệu múa, trò diễn Xuân Phả.
Mới đây, Quỹ phát triển văn hóa Thụy Điển-Việt Nam còn hỗ trợ cho xã Xuân Trường 75 bộ quần áo, khăn, mũ cho các trò diễn Xuân Phả.
Trung tâm Văn hóa tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Văn hóa huyện Thọ Xuân đã liên tục tổ chức các lớp tập huấn về nghệ thuật dân gian truyền thống “trò Xuân Phả” với sự tham gia của hàng trăm thanh thiếu niên xã Xuân Trường.
Đây là những tín hiệu lạc quan, đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh hằng của một loại hình di sản văn hóa, văn nghệ quý ở xứ Thanh mang tên trò Xuân Phả./.
Năm điệu múa cổ đặc sắc độc đáo, duy nhất chỉ có ở xã Xuân Trường có tên "Ngũ quốc lân bang đồ tiến cống" gồm các trò Hoa Lang, Ai Lao, Tú Huần, Chiêm Thành và Ngô Quốc đã được trình diễn tại lễ hội.
Một trong di sản văn hóa quý
Trò Xuân Phả là một trong ba di sản văn hóa, văn nghệ quý ở xứ Thanh (gồm tổ khúc hò sông Mã, tổ khúc dân ca Đông Anh và trò Xuân Phả). Nếu hò sông Mã hay dân ca Đông Anh thể hiện lối sinh hoạt thường ngày của nhân dân thì trò Xuân Phả thể hiện lối sinh hoạt cung đình, mang đậm tính chất ngoại giao...
Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu quy mô nào, nhưng một số nhà văn hóa dân gian khi tìm hiểu về các điệu múa trong trò Xuân Phả đều khẳng định đây là những điệu múa mang tính liên tục, như một vở diễn có năm lớp tương đương với năm trò diễn và đậm chất của người Việt cổ.
Truyền thuyết kể rằng, vào thời Vua Lê, đất nước có giặc ngoại xâm, nhà Vua cho sứ giả đi khắp nơi cầu bách linh, bách tính và hiền tài cùng nhau đứng lên đánh giặc cứu nước.
Khi quan quân đi đến bờ sông Chu, gần làng Xuân Phả thì gặp giông tố phải trú lại. Đến đêm, thần Thành hoàng làng Xuân Phả báo mộng về cách đánh giặc, nhà Vua làm theo quả nhiên thắng trận.
Đất nước trở lại thanh bình, nhà Vua mở hội mừng công. Trong ngày hội, các nước lân bang đã đến dự hội, vừa tỏ lòng khâm phục Vua nước Đại Việt, vừa tỏ mối giao bang hòa hảo.
Đặc biệt, các nước chư hầu, các bộ tộc đã mang theo đến hội nhiều điệu múa, hát đặc sắc của dân tộc mình.
Người dẫn đầu đoàn trò vào múa hát có mang theo một biển gỗ sơn son thiếp vàng giới thiệu về quốc gia, dân tộc mình như "Chiêm Thành đồ tiến cống," "Ai Lao đồ tiến cống" hoặc "Hoa Lang đồ tiến cống"...
Để tỏ lòng biết ơn Thành hoàng làng Xuân Phả, Nhà Vua đã ban thưởng những điệu múa hát hay nhất, đẹp nhất cho dân làng. Đó chính là các điệu Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc, Hoa Lang và Lục Hồn Nhung (còn gọi là Tú Huần).
Từ đời này qua đời khác, người dân làng Xuân Phả vẫn tổ chức lễ hội trò Xuân Phả vào các ngày 10, 11/2 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ công đức của Thành hoàng làng.
Múa Xuân Phả vui nhộn, hấp dẫn
Múa Xuân Phả, có năm trò thì có tới ba trò, các nhân vật tham gia các điệu múa trong trò diễn phải đeo mặt nạ (gồm Chiêm Thành, Hoa Lang và Tú Huần) và các trò diễn hầu như đều do nam giới đảm nhiệm.
Các nhân vật tham gia trò diễn ăn mặc sặc sỡ, với màu chủ đạo là màu đỏ, màu xanh và màu vàng. Nhạc cụ dùng trong các trò múa Xuân Phả là những chiếc trống, thanh la, mõ hoặc xênh tre... tạo thành những âm thanh hết sức vui nhộn. Những điệu múa, điệu nhảy của các nhân vật tham gia trong từng trò diễn đã khiến người xem có một cảm giác hết sức rộn ràng, đứng ngồi không yên.
Trò múa Xuân Phả đã từng đại diện cho văn hóa dân gian xứ Thanh tham gia trong các sự kiện quan trọng của tỉnh, của đất nước như Festival Huế, lễ hội Lam Kinh, lễ hội chào thiên niên kỷ mới (2000)...
Ngoài những nghệ nhân cao tuổi biết và hiểu sâu về trò Xuân Phả, ở Xuân Trường hôm nay còn một "lớp trò" rất trẻ, yêu và đam mê các điệu múa, trò diễn Xuân Phả.
Mới đây, Quỹ phát triển văn hóa Thụy Điển-Việt Nam còn hỗ trợ cho xã Xuân Trường 75 bộ quần áo, khăn, mũ cho các trò diễn Xuân Phả.
Trung tâm Văn hóa tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Văn hóa huyện Thọ Xuân đã liên tục tổ chức các lớp tập huấn về nghệ thuật dân gian truyền thống “trò Xuân Phả” với sự tham gia của hàng trăm thanh thiếu niên xã Xuân Trường.
Đây là những tín hiệu lạc quan, đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh hằng của một loại hình di sản văn hóa, văn nghệ quý ở xứ Thanh mang tên trò Xuân Phả./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)